Khan hiếm căn hộ hạng sang trong trung tâm thành phố

Thực tế ghi nhận trong 2 năm trở lại đây, nguồn cung căn hộ thuộc phân khúc cao cấp, hạng sang đang dần “cạn” tại vùng lõi các thành phố lớn ở Việt Nam. Đặc biệt, ở một số quận nội thành như Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm của Hà Nội và quận 1, quận 2 của TP.HCM.

Theo báo cáo của CBRE, thị trường chung cư 9 tháng đầu năm 2020 ghi nhận 10.700 căn mở bán mới tại Hà Nội, giảm 61% theo năm; trong đó, quý III/2020 có 3.500 căn mở bán mới, chủ yếu là phân khúc trung cấp. Khó có thể tìm thấy dự án cao cấp, hạng sang đang mở bán mới, bởi hầu hết đều đi vào hoạt động. Tính riêng quận Đống Đa, nguồn cung phân khúc hạng sang mở bán đang khan hiếm, có ít dự án mới, điển hình như dự án Hateco Laroma tại số 4A Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Tại TP.HCM, 9 tháng đầu năm 2020 ghi nhận có 14.286 căn hộ chung cư mới được chào bán ra thị trường. Trong đó, riêng quý III/2020 tỷ lệ căn hộ hạng sang mở bán sụt giảm mạnh so với hai năm trước đó.

{keywords}
Nguồn cung khan hiếm, BĐS hạng sang hút khách “thượng lưu”

Nguồn cung khan hiếm trong bối cảnh lượng cầu lớn, dẫn đến tỷ lệ hấp thụ luôn ở mức cao và giá căn hộ cũng tăng mạnh. Tại Hà Nội, từ ngày 1/1/2020 bảng giá đất được điều chỉnh tăng bình quân 15% so với giai đoạn 2014 - 2019 cũng tác động đáng kể đến giá bất động sản. Hiện phân khúc căn hộ hạng sang ghi nhân giá dao động từ 3.000 - 5.000 USD/m2 và được dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới. 

Theo các chuyên gia bất động sản, mặc dù tốc độ tăng trưởng về giá của các dự án chung cư cao cấp tại Hà Nội và TP.HCM khá cao, thế nhưng so với nhiều thành phố lớn khác trong khu vực như Thượng Hải, Singapore, Hồng Kông… thì vẫn thấp hơn đáng kể. Do đó, phân khúc này vẫn có sức hút lớn với giới thượng lưu và khách nước ngoài.

BĐS hạng sang ngày càng đắt giá

Được xem là tâm điểm phát triển của các thành phố, vùng lõi trung tâm luôn hội tụ đầy đủ các yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội quan trọng. Bên cạnh nền kinh tế phát triển ổn định, sầm uất, tại đây còn có hạ tầng giao thông, xã hội đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và vui chơi giải trí của người dân. Chính vì vậy, khu vực trung tâm luôn thu hút một lượng dân cư đông đúc và nhu cầu về nhà ở cao.

Mặc khác, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy tầng lớp trung lưu và giàu có của Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, số lượng cá nhân sở hữu tài sản từ 1 đến 30 triệu USD sẽ tăng khoảng 10,1% từ năm 2018 đến 2023. Do đó, nhu cầu sở hữu bất động sản hạng sang sẽ lớn vì nó đáp ứng được mong muốn nâng tầm vị thế và cải thiện chất lượng sống của “giới nhà giàu”.

{keywords}
 Hateco Laroma - dự án căn hộ hạng sang vừa mở bán tại Đống Đa

Đặc biệt, sau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ trên toàn thế giới, cùng các hiệp định thương mại tự do được ký kết, đã mở đường cho xu hướng dịch chuyển sản xuất, dòng tiền FDI và các tập đoàn kinh tế lớn vào Việt Nam. Số lượng các chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, làm việc hứa hẹn tăng nhanh trong tương lai gần mang lại tiềm năng kinh doanh cho thuê và thu hút một nguồn cầu nhà ở cao cấp lớn.

Những năm qua, thị trường bất động sản cao cấp ghi nhận tín hiệu khá tích cực với nhu cầu sở hữu cao và cơ hội tăng giá trong dài hạn. Tại hầu hết các dự án đã đi vào hoạt động ở Hà Nội và TP.HCM đều ghi nhận nhận mức giá chuyển nhượng tăng đáng kể so với giai đoạn đầu mở bán. Điều này, khiến cho bất động sản hạng sang khu vực trung tâm được xem như một kênh tích trữ giá trị tài sản không ngừng tăng cho nhà đầu tư.

Về tương lai, nguồn cung bất động sản hạng sang, cao cấp tại khu trung tâm khó có khả năng tăng, bởi quỹ đất không còn nhiều, cộng với những quy định nghiêm ngặt trong cấp phép xây dựng và hạn chế phát triển nhà cao tầng ở vùng lõi để giải tỏa áp lực dân số. Điều này sẽ là cơ hội tốt cho các dự án bất động sản đã được phê duyệt quy hoạch và nắm giữ vị trí đắc địa, được đầu tư bài bản về chất lượng, hạ tầng tiện ích.

(Nguồn: Hateco Group)