Kinh tế phát triển kéo theo nhiều hệ luy. Thiếu thốn tình cảm của con gái, thiếu sự giao lưu và các mối quan hệ xã hội, thiếu những động viên tinh thần đã đẩy nhiều người già rơi vào khủng hoảng và tìm đến cái chết.
Trong một nghiên cứu, Giáo sư Jing chỉ ra rằng, từ 2002 đến 2008, tỷ lệ người già (tuổi 70-74) tự sát tại khu vực nông thôn Trung Quốc là 47/100.000. Bên cạnh đó, tại khu vực thành thị, tỷ lệ này đã tăng từ mức 13/100.000 vào những năm 1990 lên 34/ 100.000 giai đoạn 2002-2008.
Theo tiến sĩ Sun, truyền thống của Trung Quốc là con cái sẽ chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già. Tuy nhiên, kinh tế phát triển đã khiến cho nhiều thứ thay đổi. "Nhiều người già được con hỗ trợ đầy đủ về vật chất nhưng họ lại thiếu thốn tình cảm, bởi con cái lúc nào cũng bận bịu”. Đây thực chất là một vấn đề lớn tại xã hội Trung Quốc trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Trong khi đó, theo số liệu của Hiệp hội nghiên cứu về tự sát Hoa Kỳ, tỷ lệ này tại Mỹ là 14.9/100,000 vào năm 2010, chỉ nhỉnh hơn tỉ lệ trung bình cả nước 12,4% một chút.
Bác sĩ Xie Zhaohui tại Trung tâm y tế điện lực Bắc Kinh cho rằng, theo thời gian, tình cảm gia đình, cộng đồng mờ nhạt trong suy nghĩ của nhiều người Trung Quốc.
"Bố mẹ, con cái sống riêng biệt. Ngày xưa, có thể 3 thế hệ gia đình cùng sống trong một ngôi nhà”. Giờ đây, do giá nhà ở tại Bắc Kinh quá đắt đó, nhiều bậc cha mẹ tặng nhà cho con và chuyển đi nơi khác sinh sống.
Giờ đây, thay vì sống tại những ngôi nhà có sân rộng, thoáng mát, họ phải “chui” vào các căn hộ. Nếu như ngày trước, nhiều gia đình được sum vầy, đoàn tụ mỗi ngày trước sân thì giờ đây, mọi người phải đi sớm về tối. Nếu như trước kia người già được gặp gỡ, trò chuyện hàn huyên cũng tại sân nhà thì giờ đây họ không có hàng xóm, láng giềng, không có ai để trò chuyện, tâm sự, phải ở trong căn hộ và không có cơ hội ra ngoài.
Tâm trạng cô đơn, lo lắng, buồn chán và hoài nghi kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng suy nghĩ của người già về cuộc sống. Ở tuổi này, họ cũng rất dễ bị tổn thương khi vợ/ chồng của mình qua đời, sức khỏe yếu ớt hoặc khi nhận thấy mình không có vai trò trong xã hội như trước kia. Khủng hoảng tâm lý khiến họ dễ tìm đến cái chết. Các học giả khẳng định, chính phủ, các tổ chức và mỗi cá nhân phải có trách nhiệm để giải quyết thực trạng này, mang lại cho người già một cuộc sống thực sự ý nghĩa và xứng đáng.