Công trình nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học trường Đại học California đã chỉ ra rằng vai trò của các thú ăn thịt là rất lớn mà trước đây chúng ta chưa đánh giá hết trong việc điều chỉnh các hệ sinh thái.
TIN LIÊN QUAN
Trái đất bên bờ “đại tuyệt chủng” thứ sáu?TIN LIÊN QUAN
Sự suy giảm số lượng quần thể của các loài thú ăn thịt sẽ dẫn đến “hiệu ứng đôminô” và sẽ gây ra làn sóng đại diệt chủng các loài lần thứ sáu trên quy mô rất lớn.
Vai trò của thú ăn thịt là rất lớn trong việc điều chỉnh các hệ sinh thái. Ảnh minh họa. |
Các nhà khoa học trường Đại học California nhắc lại rằng làn sóng đại tuyệt chủng (thường gọi là trận đại hồng thuỷ) lần trước đã xoá sạch nhiều loài sinh vật trong một thời gian rất ngắn xảy ra trong kỷ Bạch phấn cách đây 65 triệu năm về trước. Toàn bộ các loài khủng long (cùng với chúng là một phần sáu các loài sinh vật đang sống trên Trái đất) đã không sống sót một cá thể nào.
Nhóm các nhà khoa học do G.S James Estes đứng đầu đã khẳng định rằng “những loài thú ăn thịt lớn hết sức quan trọng trong các hoạt động của sinh quyển, từ dưới đáy đại dương sâu nhất tới những ngọn núi cao nhất, từ các khu rừng nhiệt đới nóng bức đến vùng Bắc cực lạnh giá xa xôi.
Việc giảm số lượng phần nằm trên đỉnh của “hình chóp chuỗi thực phẩm” một cách không thể kiểm soát đang làm thay đổi hệ sinh thái của tất cả các khu vực trên hành tinh của chúng ta”.
Những nạn dịch lớn xảy ra với các động vật có sừng lớn đã tác động rất mạnh đến những bầy linh dương đông đúc ở Đông Phi, khiến chúng chết hàng loạt. Điều này đã làm các trảng cỏ - thức ăn chủ yếu của chúng - phát triển không giới hạn, sau mùa mưa sẽ bị khô kiệt dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, và trở thành nguồn gốc của những đám cháy rừng trên diện rộng, lan ra nhiều nước.
Việc săn bắt cá voi vì lợi nhuận rất cao đã dẫn tới tình trạng cá voi sát thủ (killer whale) được dịp nảy nở sinh sôi nhanh chóng, thay đổi khẩu phần ăn, chuyển sang tàn sát gấu biển, sư tử biển, báo biển… mở đầu cho một ván bài đôminô chưa biết đi đến đâu…
Trên cơ sở các nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học trường Đại học California đã ra lời kêu gọi thế giới cần đặc biệt lưu ý đến phần trên của “hình chóp thực phẩm”, vì vai trò của chúng lớn hơn nhiều so với những điều mà chúng ta thường nghĩ xưa nay.
Tuấn Hà (Theo KM)
Nhóm các nhà khoa học do G.S James Estes đứng đầu đã khẳng định rằng “những loài thú ăn thịt lớn hết sức quan trọng trong các hoạt động của sinh quyển, từ dưới đáy đại dương sâu nhất tới những ngọn núi cao nhất, từ các khu rừng nhiệt đới nóng bức đến vùng Bắc cực lạnh giá xa xôi.
Việc giảm số lượng phần nằm trên đỉnh của “hình chóp chuỗi thực phẩm” một cách không thể kiểm soát đang làm thay đổi hệ sinh thái của tất cả các khu vực trên hành tinh của chúng ta”.
Những nạn dịch lớn xảy ra với các động vật có sừng lớn đã tác động rất mạnh đến những bầy linh dương đông đúc ở Đông Phi, khiến chúng chết hàng loạt. Điều này đã làm các trảng cỏ - thức ăn chủ yếu của chúng - phát triển không giới hạn, sau mùa mưa sẽ bị khô kiệt dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, và trở thành nguồn gốc của những đám cháy rừng trên diện rộng, lan ra nhiều nước.
Việc săn bắt cá voi vì lợi nhuận rất cao đã dẫn tới tình trạng cá voi sát thủ (killer whale) được dịp nảy nở sinh sôi nhanh chóng, thay đổi khẩu phần ăn, chuyển sang tàn sát gấu biển, sư tử biển, báo biển… mở đầu cho một ván bài đôminô chưa biết đi đến đâu…
Trên cơ sở các nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học trường Đại học California đã ra lời kêu gọi thế giới cần đặc biệt lưu ý đến phần trên của “hình chóp thực phẩm”, vì vai trò của chúng lớn hơn nhiều so với những điều mà chúng ta thường nghĩ xưa nay.
Tuấn Hà (Theo KM)