Trong những ngày đại hàn, túi sưởi có thể giúp trẻ giữ ấm rất tốt. Nhưng nếu không chú ý, khi túi sưởi bục và vỡ, trẻ có thể bị bỏng rất nặng.

Trong những ngày miền bắc chìm trong đợt rét kỷ lục, nhu cầu sử dụng túi sưởi tăng cao, nhất là đối với những gia đình có trẻ nhỏ.Thế nhưng, món đồ vật này không hề an toàn. Đã có những trường hợp trẻ bị bỏng khá nghiêm trọng do túi sưởi bục vỡ.

Trẻ có thể bị bỏng khi túi sưởi bục, vỡ

{keywords}
Bệnh nhi bị bỏng do sự cố vỡ túi chườm

Mới đây, ngày 26/1, bệnh viện sản nhi Nghệ An đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhi nữ 17 tháng tuổi bị bỏng khá nghiêm trọng phần thân dưới. Bé gái khi sử dụng túi sưởi không may bị bục, khiến em bỏng chi dưới, bẹn, mông và sinh dục.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên bệnh nhi bị bỏng do sử dụng túi sưởi. Trước đó, vào năm 2011, dư luận cũng từng xôn xao về trường hợp của bé Nguyễn Thị Huyền, 8 tuổi ở Tuyên Quang bị bỏng 15%, trong đó 3% bỏng sâu độ III, IV và phải tiến hành phẫu thuật ghép da. Được biết, khi túi sưởi đang được cắm điện sạc đã bất ngờ bị vỡ, khiến nước sôi trong đó bắn vào người bé, khiến bé bị bỏng sâu vùng bẹn.

{keywords}
Nguy cơ từ việc sử dụng túi sưởi cho trẻ nhỏ

Túi sưởi gồm có cực điện làm nóng trong môi trường nước muối loãng, có rơle khống chế nhiệt ở khoảng 60-70 độ tùy loại sản phẩm. Khi thiết kế, thường có bộ phận an toàn cách điện và không cách nhiệt (đó là các lớp vải nhựa giữ nước bên trong) giúp nhiệt tỏa ra sưởi ấm.

Theo các chuyên gia, túi sưởi là thiết bị tiềm ẩn nguy cơ nổ rất cao. Nhiều loại túi sưởi không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, nguy cơ rò rỉ, chập cháy dây điện rất lớn. Ngoài ra, sự cố có thể xảy ra khiến túi sưởi bị nổ khi người dùng không sử dụng túi sưởi đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

{keywords}
Sử dụng sai cách cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng

Trong quá trình sử dụng, không ít người vừa cắm điện vừa ôm, hoặc ôm lên người rồi rút điện. Nếu chẳng may túi dùng lâu bị hở, bục, rách dễ gây chập. Hơn nữa, nổ cũng có thể do rơ le nhiệt trục trặc không ngắt, làm túi sưởi đạt độ sôi lâu cũng có thể bị vỡ. 

Cũng có trường hợp nổ rách túi bên ngoài do cắm lâu quá, nước giãn nở, đầy bọt khí trong khi túi không thể giãn nở to hơn dẫn tới bục… Trẻ em thường nghịch ngợm, ngồi lên túi sưởi, có khi lấy vật nhọn chọc vào túi sưởi rất nguy hiểm.

Bố mẹ nên lưu ý quy tắc an toàn khi sử dụng túi sưởi

{keywords}
Chú ý an toàn khi cắm điện là rất quan trọng.

- Trước hết, khi mua túi sưởi, nên chọn loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chú ý mua loại dây dẫn điện an toàn - có đường kính lớn, 7 đến 8 cm, còn điện cực nhỏ, kiểm tra xem dấu niêm phong trên túi sưởi còn nguyên vẹn không, điện có thể bị rò rỉ không, điểm sạc điện có bị nứt không…

- Khi sạc điện, để túi vào nơi bằng phẳng, chỗ cắm điện trên mặt túi hướng lên trên, cắm dây vào chỗ cắm điện trên túi trước rồi mới cắm vào ổ điện sau. Cần chú ý đến thời gian và nhiệt độ khi sạc điện, không nên sạc quá lâu. Khi đang cắm điện không được lau, rửa hoặc ngâm túi trong nước. Nếu túi bị ướt nhất định phải lau khô mới được cắm điện sử dụng.

- Sau khi rút điện, nên để 7-10 phút sau mới sử dụng.

- Không sử dụng túi sưởi đã bị rò rỉ.

- Nếu túi bẩn không dùng dung dịch tẩy rửa mạnh tránh hư hại và tăng nguy cơ làm mất an toàn của sản phẩm.

- Không tự ý thay dung dịch chuyên dụng trong túi sưởi.

- Trẻ em có thể chạy nhảy hay ngồi lên túi sưởi, trẻ còn dùng để ném nhau như một thứ đồ chơi, nếu làm bục túi sưởi dễ gây bỏng vì da trẻ rât mỏng. Bố mẹ tuyệt đối không để trẻ tự do đùa nghịch, sử dụng túi sưởi mà không có sự giám sát của người lớn.

(Theo Tri thức trẻ)