Cậu học sinh 15 tuổi người Pháp vừa tạo nên sự thay đổi trong cách nhìn của khoa học đối với sự hình thành các dải ngân hà.
Neil Ibata, con trai của nhà vật lý thiên văn Rodrigo Ibata, làm việc một thời gian ngắn trong thời gian nghỉ hè tại phòng thí nghiệm của cha mình tại Đài thiên văn Strasbourg cách đây 2 năm.
Đang nghiên cứu Andromeda, dải ngân hà gần nhất với dải ngân hà chứa hành tinh trái đất Milky Way, ông Rodrigo bảo con trai mình phát triển một chương trình máy tính để hình ảnh hóa vị trí và tốc độ quay của các hành tinh vệ tinh của Milky Way. “Ngay tối hôm sau tôi đã có câu trả lời”, Neil kể.
Neil Ibata năm nay mới 15 tuổi. |
Chương trình của Neil cho thấy, các dải ngân hà lùn tạo thành chiếc đĩa lớn tự quay quanh mình và thẳng hàng với trái đất. Dù mô hình này chưa thực sự rõ ràng, nhưng nó khiến ông Ibata đổi ngược giả thuyết ban đầu.
Kết quả của Neil được mô tả chi tiết trong bài viết đăng trên Nature, đưa Neil trở thành một trong những nhà nghiên cứu trẻ nhất là đồng tác giả bài báo đăng trên tạp chí khoa học danh tiếng này.
Tại Pháp, nơi gia đình Ibata đang sinh sống, Neil đang được báo chí ca ngợi là “Einstein (Anhxtanh) mới”. Tuy nhiên, cậu học sinh vẫn khiêm tốn về thành tích của mình, và chỉ gọi đây là khởi đầu may mắn.
“Tôi vẫn chưa hiểu hoàn toàn về khám phá của mình. Chính nhóm của bố tôi đã giải thích ý nghĩa của nó”, cậu học sinh của trường trung học Pontonniers International Lycee, Strasbourg, nói.
Theo Khampha