{keywords}
Tại vườn cây di sản duy nhất Việt Nam của anh Phan Văn Toàn (còn gọi là Toàn “đô la”, ở TP. Việt Trì, Phú Thọ) mới xuất hiện một cây duyên tùng có dáng thế rất hiện đại, mang phong cách quốc tế. Hàng ngày, có rất nhiều các đoàn khách ghé thăm, chiêm ngưỡng
{keywords}
Chủ nhân của “cụ” duyên tùng cho biết cây mới mua về vườn được khoảng 2 tháng. Anh đã biết cây này từ nhiều năm trước, dành 7 năm để theo đuổi và năm nay mới mua được
{keywords}
"Những cây đẹp, già, có thương hiệu thường mua rất khó. Mình phải có duyên mới sở hữu được vì “quý vật tìm quý nhân”, vị đại gia chia sẻ
{keywords}
Chủ nhân cũ cho biết nguồn gốc của cây duyên tùng (tùng Việt Nam) ở Đà Lạt, có tuổi đời hơn 300 năm
{keywords}
Các nghệ nhân xưa làm rất tỉ mỉ, kĩ từ cành đến các dăm, chi nhỏ nhất
{keywords}
Gốc, thân cây đến các tay cành rất già, mốc thếch. Các tay cành được uốn rất dẻo, phải uốn từ nhỏ mới được như vậy
{keywords}
Cây cao khoảng 2,5m, hoành gốc khoảng 130cm
{keywords}
Tay phóng nhìn rất nghệ thuật
{keywords}
Độ thoát thân gần 1,5m , phía trên là bông tán thẳng và phóng ra hai bên rất nghệ thuật
{keywords}
Lá xanh mơn mởn và rất nhỏ, dày
{keywords}
Nhìn tổng thể từ thân đến các tay cành rất uyển chuyển, đạt tiêu chuẩn quốc tế - tỉ lệ “vàng”
{keywords}
Vị đại gia cho biết cây có tỷ lệ “vàng” làm khó gấp nhiều lần cây cảnh thông thường. Người nghệ nhân phải có kĩ thuật rất cao, am hiểu dáng thế cây của nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan…
{keywords}
Sự tinh xảo trong tạo dáng của cây tùng “thiên trụ” được kết tinh trên thế cây với những đoạn lắc xoắn của thân chính, sự sắp xếp đều đặn, hợp lý của các tay cành
{keywords}
Anh Toàn cho hay, ở Việt Nam rất khó tìm được một cây duyên tùng có dáng thể và già như thế này. Phải khẳng định, nó là cây duyên tùng đẹp nhất Việt Nam
{keywords}
Từ khi mang về vườn cây di sản, có một số đại gia hỏi mua nhưng anh không bán. “Có trả 1 triệu USD tôi cũng không bán", anh Toàn nói

(Theo Dân Việt)