Đó là một vấn đề ở châu Á, nhưng cũng là vấn đề chung của thị trường. Chúng tôi tin rằng khoảng 10% các sản phẩm adidas tại châu Á là hàng giả, hàng nhái", Rorsted nói trong một cuộc phỏng vấn với CNBC.
"Chúng tôi thấy nó từ mọi ngóc ngách cho tới mua bán trực tuyến... Nó tiếp tục là vấn đề lớn cho ngành công nghiệp của chúng tôi".
Dù trận chiến với hàng giả chưa bao giờ lắng xuống, adidas vẫn cho thấy những dấu hiệu kinh doanh tích cực trong quý đầu năm, doanh số bán hàng tăng mạnh ở Bắc Mỹ, Trung Quốc và hệ thống bán lẻ trực tuyến.
Chỉ riêng tại Trung Quốc, doanh số bán hàng đã tăng trưởng 26% trong 3 tháng đầu năm. Rorsted cho biết, lý do đến từ sự trở lại mạnh mẽ của "athleisure" (thời trang lấy cảm hứng từ thể thao), gần như không có một chuẩn mực nhất định và cực kỳ phóng khoáng.
Dù là sản phẩm của adidas hay bất cứ thương hiệu nổi tiếng nào, hãy dành chút thời gian để nhận biết đâu là hàng giả, hàng nhái, tránh tiền mất tật mang.
Tuy nhiên, với một cách nhìn khác, hàng giả, hàng nhái không có hại như bạn nghĩ, ngược lại chúng còn giúp ích rất lớn cho thương hiệu.
Theo GenK