Người cao tuổi khi đau yếu thường mặc cảm bởi sự lệ thuộc từ những việc nhỏ nhất. Vậy nên chăm sóc đấng sinh thành không chỉ đòi hỏi tấm lòng, sự kiên nhẫn mà còn cần cả kiến thức để giúp cha mẹ vui sống khỏe mạnh.

Chăm sóc cha mẹ già - cần cả tấm lòng và kiến thức


Ai sinh ra cũng cần đến sự chăm lo bao bọc của cha mẹ, từ lóng ngóng tập ngồi đến chập chững bước đi. Và như một qui luật tất yếu, cha mẹ rồi cũng sẽ già đi, đến lúc này cha mẹ lại cậy nhờ vào sự chăm nom của con cháu.

Tuy nhiên, chăm sóc người cao tuổi khi đau yếu không phải là một việc đơn giản, bởi ngoài những khó khăn khi chăm lo về mặt thể chất, việc chăm sóc về tâm lý cũng không dễ dàng do người lớn tuổi thường thấy mặc cảm khi nay trở nên lệ thuộc vào sự chăm lo của người khác từ những việc nhỏ nhất. Do đó, việc chăm sóc người lớn tuổi không chỉ đòi hỏi tấm lòng, sự kiên nhẫn mà còn cần cả kiến thức để giúp họ vui sống khỏe mạnh.

{keywords}

Học người Nhật Bản chăm sóc người lớn tuổi

Theo chị Võ Lệ Thu, Điều dưỡng trưởng Bệnh viện Quốc tế Minh Anh, tâm lý của bệnh nhân cao tuổi rất nhạy cảm và dễ cảm thấy tự ti do không thể tự chủ trong việc chăm sóc cá nhân, nhất là chăm sóc vệ sinh.

Mất tự chủ thường dẫn đến cảm giác bi quan và buồn nản, thậm chí mất đi động lực để vui sống. Do đó, bên cạnh sự chăm sóc chu đáo về dinh dưỡng và vận động, người nhà bệnh nhân cần chú ý động viên tâm lý, để người bệnh không thấy mình trở nên vô dụng và là gánh nặng cho người khác.

Đặc biệt, người lớn tuổi cần được khuyến khích tự chủ trong sinh hoạt tùy theo khả năng, nhất là trong việc vệ sinh cá nhân vì chăm sóc vệ sinh là vấn đề gắn liền với lòng tự tôn của người bệnh. Khi người cao tuổi bớt phụ thuộc, nghĩa là họ đã gần thêm một bước trở lại cuộc sống tự chủ trước kia và thêm tự tin vui sống.

Đối với những người có thể đi lại hoặc đang trong giai đoạn hồi phục, người nhà cần tạo điều kiện để giúp người bệnh tự chủ trong vệ sinh, tức là khuyến khích họ đi vệ sinh trong toilet. Người nhà nên cho người bệnh sử dụng loại tã quần dành cho người lớn. Do tã quần có thiết kế như quần lót thông thường, người dùng sẽ phần nào giảm bớt cảm giác xấu hổ vì phải mặc tã giấy. Với thiết kế này, người bệnh cũng có thể dễ dàng tự kéo tã lên xuống khi đi vệ sinh trong toilet mà không cần sự trợ giúp.

Hơn nữa, việc đi lại trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn vì miếng tã không bị trượt xuống khi đi lại. Việc tự chủ về vệ sinh như vậy giống như những bài tập nhỏ giúp người bệnh từng bước hồi phục và dần làm chủ cuộc sống trở lại.

Khái niệm khuyến khích tự chủ trong vệ sinh cũng đã được giới thiệu bởi Lifree - nhãn tã giấy số 1 Nhật Bản - từ rất lâu tại đất nước mặt trời mọc, chính cách chăm sóc này đã góp phần nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi tại Nhật.

Với những người không thể đi lại, mục tiêu chăm sóc là kiểm soát vấn đề bài tiết và giúp giữ lòng tự tôn cho người bệnh. Những người bị hạn chế khả năng đi lại nên sử dụng tã dán vì dòng tã này được thiết kế để đáp ứng nhu cầu rất cao về thấm hút, đồng thời rất thuận tiện cho người chăm sóc khi thay cho người dùng trong tư thế nằm.

{keywords}
Tham khảo hướng dẫn lựa chọn sản phẩm của Caryn Lifree- theo mô hình từ Nhật Bản

{keywords}

Như những chiếc lá vàng, cha mẹ già rất cần sự quan tâm và động viên của người thân để vượt qua mặc cảm, bệnh tật để vui sống lúc tuổi già. Chính vì vậy, người nhà bệnh nhân nên lưu tâm và trang bị đầy đủ kiến thức chăm sóc bệnh đúng cách, để chăm sóc tốt nhất cho cha mẹ cả về thể chất lẫn tinh thần, giúp họ có thêm động lực để vui sống.

M.Y.N