Giống như chiếc điều hòa lắp đặt tại nhà, điều hòa ô tô không chỉ giúp làm giảm nhiệt độ, giúp làm mát mà còn có tác dụng lọc khí. Khi gặp thời tiết nhiệt độ cao, nếu không biết cách vệ sinh, chăm sóc hiệu quả thì điều hòa có thể thải ra khí có khuẩn, có mùi hôi, khiến cho người dùng xe cảm thấy ngạt, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhằm giúp hạn chế tình trạng trên, chủ xe phải nắm rõ cách chăm sóc điều hòa trên xe ô tô hiệu quả.

Theo đó, những biểu hiện cũng như hạn chế trong quá trình sử dụng khác nhau của điều hòa sẽ có cách khắc phục và chăm sóc điều hòa khác nhau.

{keywords}
Hơi mát phả ra từ điều hòa không còn lạnh và hơi yếu dần.

Một chủ nhân của chiếc Toyota Vios thắc mắc: “Dàn lạnh có thể vệ sinh, phun rửa được không? Tôi đi 120.000km rồi mà chỉ định kỳ thổi bụi, thay lọc gió. Giờ vẫn mát nhưng rõ ràng không mát nhiều như lúc ban đầu”.

Thông thường, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do hệ thống lọc bị tắc do bụi bẩn, thời gian sử dụng lâu ngày không được vệ sinh. Người ngồi trong xe cảm nhận được khí lạnh không đủ, khí lạnh yếu, làm mát không sâu. Lúc này, người dùng cần kiểm tra vệ sinh tấm lọc bằng cách mở nắp máy lạnh, dùng súng xịt hơi thổi vào và khiến bụi bẩn rớt ra ngoài. Việc vệ sinh tấm lưới lọc cần phải được thực hiện định kỳ hàng tuần, hàng tháng thì xe mới cho hiệu quả làm lạnh ổn định.

Trong trường hợp, sau khi vệ sinh tấm lưới lọc mà máy lạnh vẫn cho chất lượng làm lạnh kém thì rất có thể các nguyên nhân sâu xa như dây cu-roa dẫn động lốc máy lạnh bị trượt, trùng, hệ thống máy lạnh bị rỏ rỉ, hở gioăng, lão hóa. Khi đó, chủ xe phải đem máy đi bảo dưỡng, sửa chữa.

{keywords}
Khi làm sạch điều hòa xong, chủ xe nên sử dụng dịch vụ sục khí hơi để xe được thơm mát.

Trường hợp một áp suất điều chỉnh hệ thống ở mức độ nhất định. Khi nạp gas, bảo dưỡng máy lạnh ở nơi kém chất lượng thì tình trạng máy lạnh hoạt động kém, không hoạt động là hoàn toàn có thể xảy ra. Cách duy nhất để khắc phục là bạn phải đem máy đi bảo dưỡng, sửa chữa lại ở nơi uy tín hơn.

Khi cảm thấy vấn để máy lạnh cho mùi khó chịu, cần kiểm tra nguyên nhân. Thông thường do máy lạnh đã bị bụi bẩn, vi khuẩn bám quá nhiều và quá trình thổi khí lạnh sẽ mang kèm các khí có mùi hôi trên. Bên cạnh đó, việc trong xe có quá nhiều thức ăn, rác, mùi thuốc lá cũng khiến máy lạnh không thể hoạt động tốt và tình trạng nạp khí có mùi, thải khí có mùi là bình thường.

Hiện nay, có nhiều công nghệ khử mùi hôi cho xe rất hiệu quả, như bơm hơi có mùi hương thơm khác nhau và đóng kín xe lại. Khi đó, hương thơm mới sẽ làm át đi mùi khó chịu của máy lạnh. Tuy nhiên, việc này phải kèm theo vệ sinh máy lạnh để trành bụi bẩn và mùi hôi cũ tiếp tục gây ra.

Cần lưu ý khi vệ sinh máy điều hòa như chú ý các đường ống dẫn khí, tránh làm rơi, rớt các chỗ nối ống. Hạn chế việc sử dụng chất tẩy, rửa không chuyên dùng để lau chùi vì có thể gây ra tình trạng ẩm nước, gỉ sét và gây ra phản tác dụng trong việc vệ sinh máy.

{keywords}
Ngoài việc kiểm tra điều hòa, các hạng mục khác của xe cũng cần được chăm sóc định kỳ.

Theo kỹ sư Lê Văn Tạch cho biết: “Có rất nhiều nguyên nhân khiến điều hoà của xe ô tô kém mát, trong đó có nguyên nhân do giàn lạnh bám nhiều cặn bẩn. Việc giàn lạnh bị bám nhiều cặn bẩn không những khiến điều hoà kém mát mà nó còn ảnh hưởng sức khỏe, tắc đường thoát nước khiến nước tràn ra sàn xe hoặc có thể gây đóng tuyết trên đường hồi gas...Việc sử dụng lọc chuẩn và thay lọc định kỳ là rất quan trọng”

Trong mùa nắng nóng này, bên cạnh kiểm tra điều hòa, chủ xe cũng cần lưu ý việc bảo hành xe định kỳ để đảm bảo hoạt động của xe được ổn định hơn. Ví dụ như việc thay dầu sớm hơn, lưu ý về nước làm mát, kiểm tra ắc quy, hệ thống phanh, gạt cần nước…

(Theo Pháp luật TP.HCM)