Một nghiên cứu cho hay những trẻ em Nga sống trong môi trường các chất ô nhiễm hàm lượng cao có tầm vóc nhỏ hơn các bạn đồng lứa được sống trong môi trường trong lành.
Tờ Reuters cho hay, sau khi theo dõi gần 500 em trai trong thời gian 3 năm, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế sang điều tra tại Nga đã nhận thấy rằng những em trong máu có hàm lượng biphenyl clo hoá (PCB) cao đều thấp hơn so với những em có hàm lượng PCN thấp, trung bình là 3 cm dù sống trong cùng một vùng địa lý.
Không những chỉ chiều cao mà cả chỉ số khối lượng cơ thể (viết tắt BMI - xác định mối tương quan giữa cân nặng và chiều cao) cũng bị ảnh hưởng. Chỉ số này ở những em bị phơi nhiễm trong môi trường có PCB cũng thấp hơn bạn bè 2 đơn vị.
“Hiện tượng chậm lớn do PCB cũng có những biểu hiện giống hệt khi trẻ bị nhiễm dioxin hoặc các hoá chất khác”, bà Jane Burns, thành viên trong đoàn, từ trường Y tế cộng đồng thuộc Đại học Harvard nhận xét.
Bà cho biết, những em trai trong diện nghiên cứu bị nhiễm những chất này nhiều hơn so với dân cư Mỹ nói chung vì chúng ở bên
cạnh những nhà máy hoá chất, phát sinh ra dioxin như một sản phẩm phụ.
PCB trước đây được dùng trong rất nhiều đồ dùng gia đình, từ các dụng cụ ăn uống (bát đĩa), chiếu sáng đến cách nhiệt và hoá chất gia dụng (mỹ phẩm, thuốc trừ gián kiến, chất tẩy rửa). Vào những năm 1970, chúng bị cấm vì nguy hiểm tiềm tàng đến sức khoẻ những vẫn còn tồn tại ở khắp nơi vì chúng đã tích luỹ khá nhiều trong môi trường, trong mỡ cá, mỡ gia súc, gia cầm.
Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa hàm lượng PCB với tỷ lệ cao của các bệnh ung thư, tiểu đường typ 2 và các bệnh khác. Trẻ em Đài Loan từ trong bào thai nhiễm PCB từ dầu ăn nhiễm tạp chất cũng lùn hơn bạn bè cùng lứa tuổi.
Dioxin là chất độc tạo thành khi các chất hữu cơ bị đốt cháy trong các vụ cháy rừng cũng như từ lò đốt chất thải của các nhà máy. Từ không khí nó bị cây cối, đất và nước hấp thụ, đi vào chuỗi thực phẩm (rau quả, cá, thịt). Sự phơi nhiễm dioxin còn dẫn đến ung thư và làm thay đổi tỷ lệ nam/nữ khi sinh (nhiều nữ, ít nam).
Tiếp tục nghiên cứu tác động của sự phơi nhiễm PCB và dioxin đến sự phát triển, Burns và các đồng nghiệp lấy mẫu máu của 499 em trai 8 và 9 tuổi tại vùng Chapae, bị coi là ô nhiễm nặng. Bà cho biết hàm lượng PCB và dioxin của chúng vượt xa hàm lượng tương ứng của trẻ em Mỹ .
Việc phơi nhiễn PCB trước khi sinh liên quan đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Cùng với sự khác nhau về chiều cao và cân nặng ở tuổi trước dậy thì (prepubescent), các tác giả còn cho biết các em bị nhiễm PCB mỗi năm thấp hơn ở trẻ em không bị phơi nhiễm 0,3 cm trong 3 năm liền.
Người ta vẫn chưa rõ PCB và dioxin tác động như thế nào đến quá trình lớn của trẻ. Burns nói trong một cuộc phỏng ván: “Chúng tôi cũng giả định một cơ chế nhưng không chắc chắn lắm. Đó là dioxin can thiệp vào gen điều chỉnh sự phát triển, trong khi PCB làm rối loạn hoạt đọng của hocmôn tuyến giáp chi phối sự trưởng thành”.
Những phát hiện này được đăng trên Tạp chí Pediatrics (Nhi khoa).
Tuấn Hà (Theo Reuters)
Tờ Reuters cho hay, sau khi theo dõi gần 500 em trai trong thời gian 3 năm, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế sang điều tra tại Nga đã nhận thấy rằng những em trong máu có hàm lượng biphenyl clo hoá (PCB) cao đều thấp hơn so với những em có hàm lượng PCN thấp, trung bình là 3 cm dù sống trong cùng một vùng địa lý.
Trẻ em có hàm lượng PCB trong máu cao chậm lớn hơn so với trẻ em khác. |
Không những chỉ chiều cao mà cả chỉ số khối lượng cơ thể (viết tắt BMI - xác định mối tương quan giữa cân nặng và chiều cao) cũng bị ảnh hưởng. Chỉ số này ở những em bị phơi nhiễm trong môi trường có PCB cũng thấp hơn bạn bè 2 đơn vị.
“Hiện tượng chậm lớn do PCB cũng có những biểu hiện giống hệt khi trẻ bị nhiễm dioxin hoặc các hoá chất khác”, bà Jane Burns, thành viên trong đoàn, từ trường Y tế cộng đồng thuộc Đại học Harvard nhận xét.
Bà cho biết, những em trai trong diện nghiên cứu bị nhiễm những chất này nhiều hơn so với dân cư Mỹ nói chung vì chúng ở bên
cạnh những nhà máy hoá chất, phát sinh ra dioxin như một sản phẩm phụ.
PCB trước đây được dùng trong rất nhiều đồ dùng gia đình, từ các dụng cụ ăn uống (bát đĩa), chiếu sáng đến cách nhiệt và hoá chất gia dụng (mỹ phẩm, thuốc trừ gián kiến, chất tẩy rửa). Vào những năm 1970, chúng bị cấm vì nguy hiểm tiềm tàng đến sức khoẻ những vẫn còn tồn tại ở khắp nơi vì chúng đã tích luỹ khá nhiều trong môi trường, trong mỡ cá, mỡ gia súc, gia cầm.
Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa hàm lượng PCB với tỷ lệ cao của các bệnh ung thư, tiểu đường typ 2 và các bệnh khác. Trẻ em Đài Loan từ trong bào thai nhiễm PCB từ dầu ăn nhiễm tạp chất cũng lùn hơn bạn bè cùng lứa tuổi.
Dioxin là chất độc tạo thành khi các chất hữu cơ bị đốt cháy trong các vụ cháy rừng cũng như từ lò đốt chất thải của các nhà máy. Từ không khí nó bị cây cối, đất và nước hấp thụ, đi vào chuỗi thực phẩm (rau quả, cá, thịt). Sự phơi nhiễm dioxin còn dẫn đến ung thư và làm thay đổi tỷ lệ nam/nữ khi sinh (nhiều nữ, ít nam).
Tiếp tục nghiên cứu tác động của sự phơi nhiễm PCB và dioxin đến sự phát triển, Burns và các đồng nghiệp lấy mẫu máu của 499 em trai 8 và 9 tuổi tại vùng Chapae, bị coi là ô nhiễm nặng. Bà cho biết hàm lượng PCB và dioxin của chúng vượt xa hàm lượng tương ứng của trẻ em Mỹ .
Việc phơi nhiễn PCB trước khi sinh liên quan đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Cùng với sự khác nhau về chiều cao và cân nặng ở tuổi trước dậy thì (prepubescent), các tác giả còn cho biết các em bị nhiễm PCB mỗi năm thấp hơn ở trẻ em không bị phơi nhiễm 0,3 cm trong 3 năm liền.
Người ta vẫn chưa rõ PCB và dioxin tác động như thế nào đến quá trình lớn của trẻ. Burns nói trong một cuộc phỏng ván: “Chúng tôi cũng giả định một cơ chế nhưng không chắc chắn lắm. Đó là dioxin can thiệp vào gen điều chỉnh sự phát triển, trong khi PCB làm rối loạn hoạt đọng của hocmôn tuyến giáp chi phối sự trưởng thành”.
Những phát hiện này được đăng trên Tạp chí Pediatrics (Nhi khoa).
Tuấn Hà (Theo Reuters)