Theo báo cáo, xếp đầu vị trí về thu nhập bình quân là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
PVN, với mức thu nhập bình quân tháng lên tới 16,2 triệu đồng trong năm 2011,
cao hơn so với 15,1 triệu đồng của năm 2010.
Như vậy, PVN là đơn vị mang lại thu nhập cao nhất trong số 4 tập đoàn kinh tế,
11 tổng công ty thuộc Bộ Công Thương, theo báo cáo tổng kết của bộ này.
Đứng thứ hai là Tổng công ty Rượu Bia Nước giải khát Sài Gòn với mức thu nhập
bình quân 9,7 triệu đồng/người/tháng trong năm 2011, giảm chút ít so với bình
quân 9,8 triệu đồng năm 2010.
Tập đoàn Điện lực EVN xếp thứ ba trong danh sách với thu nhập bình quân 8,6
triệu đồng/người/tháng trong năm 2011, cao hơn so với con số 8,3 triệu
đồng/người/ tháng của năm 2010.
Như vậy, thu nhập của EVN trong hai năm gần đây đã tăng đều từ mức lương 7,3
triệu đồng/người/tháng của năm 2009, mức lương mà Tổng giám đốc EVN Phạm Lê
Thanh nói là “rất đau lòng” vì không thể sống được.
Tiếp theo là Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam TKV với thu nhập bình quân 7,7
triệu đồng/người/tháng trong năm 2011, cao hơn so với con số 7,5 triệu
đồng/người/tháng năm 2010.
Ba tập đoàn trên có thu nhập cao hơn hẳn so với Tập đoàn Dệt may Việt Nam, với
thu nhập bình quân tháng 3,9 triệu đồng của năm 2011 và 3,3 triệu đồng năm 2010.
Trong nhóm các tổng công ty, Thép, Hóa chất, Công nghiệp Dầu thực vật dẫn đầu
với mức thu nhập trung bình tháng tương ứng là 7,6 triệu đồng, 7 triệu đồng và
6,9 triệu đồng trong năm 2011.
Câu chuyện về lương và thu nhập ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang ngày
càng thu hút sự chú ý của dư luận.
EVN là một ví dụ. Theo Kiểm toán Nhà nước, thu nhập bình quân toàn công ty mẹ
của EVN năm 2010 là 13,7 triệu đồng/người/tháng, chỉ bằng một nửa so với thu
nhập bình quân của cơ quan văn phòng thuộc công ty mẹ là gần 30 triệu
đồng/người/tháng.
Mức thu nhập ở khối văn phòng EVN cao hơn rất nhiều so với thu nhập bình quân
khối truyền tải điện là 10,8 triệu đồng/người/tháng; và thu nhập bình quân khối
phân phối điện là 7,9 triệu đồng/người/tháng, theo Kiểm toán Nhà nước.
Báo cáo của cơ quan thanh tra tài chính nhận định: EVN “chưa đảm bảo hài hòa về
lợi ích” giữa các đơn vị.
Tuy nhiên, sự chênh lệch về lương không chỉ diễn ra ở mình EVN, mà tại tất cả 36
công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước hạng đặc
biệt, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Báo cáo của bộ này cho biết, thu nhập bình quân của thành viên hội đồng quản
trị, tổng giám đốc, giám đốc ở 36 đơn vị hàng đầu này là 30 triệu
đồng/người/tháng trong năm 2010.
Như vậy, mức thu nhập của đội ngũ lãnh đạo đã cao hơn rất nhiều so với mức bình
quân 7,64 triệu đồng/người/tháng ở các đơn vị này.
Thậm chí, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết
chủ tịch, tổng giám đốc ở một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước được hưởng
lương cao tới 70- 80 triệu đồng/người/tháng, vượt qua khung của nhà nước cho
phép là 50 triệu đồng/người/tháng.
Ông Huân nhận xét: “Mức lương này vượt quy định làm mất cân đối trong nội bộ
doanh nghiệp, và vượt xa so với trung bình của khu vực hành chính nhà nước, gây
bức xúc trong dư luận”.
Hiện tại, khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ tạo ra việc làm cho 1,2 triệu người.
Đây là con số rất nhỏ so với lực lượng lao động cả nước vào khoảng 50 triệu
người.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online chiều ngày 4/1, ông Huân cho rằng
mức 16,2 triệu đồng/người/tháng là mức thu nhập bình quân của toàn ngành. Thực
tế ngành dầu khí sử dụng rất nhiều chuyên gia, trong đó có chuyên gia nước ngoài
với mức lương lên đến 40.000- 50.000 đô la Mỹ/tháng/người (từ 800 triệu đến hơn
1 tỉ đồng), thì việc chia bình quân lương lên đến mức đó cũng là chính xác.
Về mức lương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, 8,6 triệu đồng/tháng, ông Huân lý
giải trong năm 2011, mức lỗ của ngành điện thấp hơn năm trước. Thêm vào đó, đây
là ngành được chính phủ giao nhiệm vụ bình ổn giá nên việc lỗ là do thực hiện
chính sách, buộc phải bán điện thấp hơn giá thành.
Do vậy, không thể nói ngành điện lỗ thì có thể trả lương cho lao động quá thấp,
vì như vậy, vô hình trung sẽ làm thiệt thòi cho người lao động. Ông Huân nói mức
thu nhập nói trên bao gồm lương và các phụ cấp, trong đó có phụ cấp riêng dành
cho ngành nặng nhọc, độc hại, khiến cho mức thực nhận của người lao động tăng
lên.
Tuy vậy, ông Huân cho biết bộ sẽ cử đoàn kiểm tra đến các tập đoàn để rà soát
lại quy trình trả lương, cách tính lương xem đã đúng theo quy định của luật
chưa. Hiện bộ cũng đang xây dựng đề án tiền lương cho các năm tới, chú trọng vào
việc doanh nghiệp trả lương theo cơ chế thị trường, năng suất lao động, hiệu quả
công việc là yếu tố chính để quyết định mức lương, không nhất thiết phải theo
thâm niên và các bậc lương như hiện tại.
- Chính trị
- Thời sự
- Kinh doanh
- Thể thao
- Thế giới
- Giáo dục
- Giải trí
- Văn hóa
- Đời sống
- Sức khỏe
- Thông tin và Truyền thông
- Pháp luật
- Ô tô xe máy
- Bất động sản
- Du lịch
- Bạn đọc
- Tuần Việt Nam
- Toàn văn
- Công nghiệp hỗ trợ
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Thị trường tiêu dùng
- Dân tộc - Tôn giáo
- Giảm nghèo bền vững
- Nông thôn mới
- Dân tộc thiểu số và miền núi
- Nội dung chuyên đề
- English
- Đính chính
- Talks
- Hồ sơ
- Ảnh
- Video
- Multimedia
- Podcast
- Tin tức 24h
- Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
- Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
- Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2,
- Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 19001081 (8h-17h) | 0923457788 (ngoài giờ HC)
- © 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.
- Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.
- Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet
- Hotline: 0919 405 885 (Hà Nội) - 0919 435 885 (Tp.HCM)
- Email: contact@vietnamnet.vn
- Báo giá: http://vads.vn
- Hỗ trợ kỹ thuật: support@tech.vietnamnet.vn