- Năm nay em 18 tuổi, em chuẩn bị kết hôn với người Nhật Bản. Xin cho em hỏi người yêu em hơn em 22 tuổi thì có vấn đề gì không ạ? Thủ tục kết hôn thì cần những gì? Và khi đi xét nghiệm để đăng ký kết hôn thì bệnh viện nào cũng được hay là phải có giấy hướng dẫn của Sở tư pháp? Còn về phần hồ sơ thì dịch và công chứng ra sao?
Tin bài cùng chuyên mục:
Luật sư tư vấn:
Qua nội dung trao đổi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 thì để kết hôn với người nước ngoài bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sở gồm những giấy tờ sau:
1. Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định).
2. Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.
Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.
3. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình Pháp luật không có quy định bắt buộc xét nghiệm ở tổ chức y tế do sở tư pháp chỉ định.
4. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
5. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
- Sau đó bạn nộp toàn bộ hồ sơ và đơn xin đăng ký kết hôn tại Sở tư pháp thành phố nơi bạn đăng ký thường trú.
- Sở tư pháp sẽ có một buổi phỏng vấn bạn và người yêu để xác minh việc kết hôn là thật hay giả.
- Sau khi vượt qua vòng phỏng vấn toàn bộ hồ sơ sẽ được gửi qua hai cấp công an là công an huyện và công an thành phố để xem xét trường hợp kết hôn của bạn có vấn đề gì liên quan tới pháp luật không.
- Sau khi hồ sơ đã được thẩm định kỹ càng thì hai bạn phải cùng tới sở tư pháp ký và giấy đăng ký kết hôn.
Ngoài ra, pháp luật không cấm trường hợp vợ chồng hơn nhau 22 tuổi, tuy nhiên khi phỏng vấn ở sở tư pháp, cán bộ tư pháp có thể căn cứ vào số tuổi chênh lệch để kết luận việc kết hôn là thật hay giả tạo.
Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, văn phòng luật Hoàng Kim, SĐT: 0986663459.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).
Bạn đọc gửi email giấu tên
Tin bài cùng chuyên mục:
Dính dớp phá thai, tôi liên tiếp thất bại trong tình yêu
Bất ngờ chuyển đổi giới tính, làm sao để chứng nhận?
Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 1/2012
Yêu nhau mà vào nhà nghỉ thì sao?
Nộp tiền cho cảnh sát, thế nào là đúng luật?
Bất ngờ chuyển đổi giới tính, làm sao để chứng nhận?
Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 1/2012
Yêu nhau mà vào nhà nghỉ thì sao?
Nộp tiền cho cảnh sát, thế nào là đúng luật?
(ảnh minh họa) |
Qua nội dung trao đổi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 thì để kết hôn với người nước ngoài bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sở gồm những giấy tờ sau:
1. Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định).
2. Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.
Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.
3. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình Pháp luật không có quy định bắt buộc xét nghiệm ở tổ chức y tế do sở tư pháp chỉ định.
4. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
5. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
- Sau đó bạn nộp toàn bộ hồ sơ và đơn xin đăng ký kết hôn tại Sở tư pháp thành phố nơi bạn đăng ký thường trú.
- Sở tư pháp sẽ có một buổi phỏng vấn bạn và người yêu để xác minh việc kết hôn là thật hay giả.
- Sau khi vượt qua vòng phỏng vấn toàn bộ hồ sơ sẽ được gửi qua hai cấp công an là công an huyện và công an thành phố để xem xét trường hợp kết hôn của bạn có vấn đề gì liên quan tới pháp luật không.
- Sau khi hồ sơ đã được thẩm định kỹ càng thì hai bạn phải cùng tới sở tư pháp ký và giấy đăng ký kết hôn.
Ngoài ra, pháp luật không cấm trường hợp vợ chồng hơn nhau 22 tuổi, tuy nhiên khi phỏng vấn ở sở tư pháp, cán bộ tư pháp có thể căn cứ vào số tuổi chênh lệch để kết luận việc kết hôn là thật hay giả tạo.
Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, văn phòng luật Hoàng Kim, SĐT: 0986663459.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).