{keywords}
Nằm phía đông bắc Thái Lan, thuộc tỉnh Khon Kaen, Ban Kok Sa-nga là ngôi làng nhỏ nhắn, yên tĩnh nhưng không ai dám tự do, thoải mái đi lại quanh địa điểm du lịch này một mình. "Cơn ác mộng" ở ngôi làng này đến từ loài rắn hổ mang, được xem là vật nuôi trong nhà của người dân nơi đây. Ảnh: Shutterstock.

 

{keywords}
Mặc dù cảm giác rằng một con rắn hổ mang có thể bật ra khỏi bụi cây bất cứ lúc nào, trẻ em tại đây lại được chơi đùa rất tự do trên đường phố. Những đứa bé địa phương đều đã được dạy cách chiến đấu với loài vật nguy hiểm này cũng như cách cho chúng ăn uống từ nhỏ. Ảnh: Iftineducation.

 

{keywords}
Ngôi làng không chỉ nuôi rắn mà còn đem chúng từ các tỉnh xa khác về. Mỗi con rắn có giá từ 157-188 USD. Dù cuộc sống khá khó khăn, những người dân nơi đây đều mua lại rắn để chăm sóc bởi tình yêu của họ đối với loài vật này. Hầu hết khoảng 140 gia đình ở Ban Kok Sa-nga có ít nhất một con rắn được nhốt trong chiếc hộp gỗ để làm thú cưng. Rắn được nuôi rất đa dạng, từ rắn hổ mang chúa khổng lồ, rắn hổ mang kịch độc đến những loài ít nguy hiểm hơn như trăn. Ảnh: Shutterstock.

 

{keywords}
Khoảng gần 70 năm trước, một bác sĩ địa phương đã thuyết phục dân làng mua rắn và đưa chúng vào các buổi trình diễn để thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, qua nhiều năm, sức hút từ những con rắn độc dần giảm đi trong mắt du khách. Các buổi biểu diễn cùng rắn không còn là điều hấp dẫn mọi người ghé thăm ngôi làng. Ảnh: Shutterstock.

 

{keywords}
Thay vào đó, điều khiến du khách thích thú nhất có lẽ là tận mắt nhìn thấy cư dân trong làng xem rắn, con vật gây ám ảnh với nhiều người, như một loài thú cưng và sinh sống thoải mái với chúng. Làm việc với rắn hổ mang trong hơn 50 năm, lưu diễn cùng rắn ở khắp Thái Lan tại các điểm nóng du lịch như Koh Samui, Phuket và KrabiBualee Chai, Bualee Chai giơ hai bàn tay, nói với giọng tự hào: "Tôi đã bị cắn 21 lần. Nếu không cắt ngón tay, tôi đã chết. Lần cuối cùng tôi bị mất một ngón tay vào ngày 26/12/2004. Đó là thời điểm cơn sóng thần tấn công Thái Lan". Ảnh: CNN.

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
"Thế nhưng, nếu một trong những con rắn chết, tôi chắc chắn sẽ rất buồn. Chúng đã ở bên tôi nhiều năm. Khi rắn chết, chúng tôi cúng dường cho chúng tại đền thờ", Bualee nói thêm. Nguồn thu chính của cư dân trong ngôi làng chủ yếu từ việc buôn bán thảo mộc, nổi tiếng nhất là "wan paya ngoo". Một báo cáo trên trang Thư viện Y khoa quốc gia Mỹ xác nhận thảo mộc này thực sự có hiệu quả chống nọc độc của rắn hổ mang. Ảnh: Shutterstock, PublicInsta.

(Theo Zing)