- Cộng đồng truyền nhau cách sơ cứu người đuối nước bằng cách dốc ngược hoặc vác lên vai. Đây là 2 cách hoàn toàn sai lầm, có thể khiến người bị nạn chết oan.

XEM VIDEO HƯỚNG DẪN SƠ CỨU ĐUỐI NƯỚC 

BS Phạm Ngọc Toàn, khoa Cấp cứu chống độc, BV Nhi TƯ cho biết, suốt nhiều tuần qua, khoa liên tục tiếp nhận các trường hợp nặng do đuối nước, ý thức kém, hôn mê sâu, điểm glassgow xuống rất thấp, phải thở máy, đặt nội khí quản.

Cá biệt có tuần liên tiếp 4 bệnh nhi nhập viện, đáng nói do sơ cứu sai cách khiến tình trạng của trẻ thêm nguy kịch

Sai lầm phổ biến nhất là truyền tai nhau dốc ngược người đuối nước hoặc vác bệnh nhân lên vai rồi chạy với hy vọng nước ọc ra.

“Khi bị đuối nước, nước và các dị vật sẽ tràn vào đường thở gây thiếu oxy, suy hô hấp dẫn đến ngừng thở, ngừng tim, phù phổi cấp. Vì vậy càng sớm càng tốt phải cung cấp oxy cho bệnh nhân bằng cách mở thông đường thở, hà hơi, ép tim thổi ngạt. Nếu cứ vác hay dốc ngược bệnh nhân 15-20 phút đã vô tình làm mất thời gian vàng cứu sống bệnh nhân”, BS Toàn phân tích.

Theo BS Toàn, xử trí cấp cứu ban đầu trong những trường hợp này tối quan trọng vì chỉ cần 3 phút không có oxy lên não đã gây tổn thương, 4 phút là não tổn thương không hồi phục, các cơ quan khác cũng bị thiếu oxy.

Do đó nếu cứ đợi chuyển đến BV thì đã quá muộn, không thể can thiệp được gì nhiều, hầu hết sống thực vật hoặc tử vong.

Mở thông đường thở, ép tim đúng cách

BS Toàn lưu ý, nguyên tắc cấp cứu người đuối nước là không được biến mình trở thành nạn nhân thứ 2.

Khi thấy người đuối nước mà không biết bơi, hãy gọi hỗ trợ thay vì nhảy xuống cứu bệnh nhân vì khi đó, hậu quả tăng gấp đôi. Nếu không có kĩ năng cấp cứu cũng tuyệt đối không nên làm.

Nguyên tắc thứ hai, khi vớt được bệnh nhân lên, cần đánh giá bệnh nhân, gọi hỏi xem có đáp ứng không. Nếu đáp ứng, trả lời tốt đưa về tư thế hồi phục, nằm nghiêng người sang một bên để đờm dãi không chèn đường thở. 

so cuu khi bi duoi nuoc
Vị trí ép tim nằm ở 1/2 dưới xương ức

 

Trường hợp bệnh nhân gọi hỏi không biết, ngay lập tức hô lớn, gọi người hỗ trợ rồi nhanh chóng mở thông đường thở và nhanh chóng thổi ngạt, ép tim.

Mở thông đường đơn giản bằng cách hãy đặt bệnh nhân nằm ngửa, một tay giữ vào trán , một tay để dưới cằm, nâng cằm hơi ngửa về phía sau..

Kế đó kiểm tra xem người bị đuối nước còn thở không, nếu không cần ép tim cấp cứu kết hợp hà hơi thổi ngạt 5 lần (nhân viên y tế biết sơ cấp cứu chỉ cần 2 lần).

Sau đó cần gọi thêm 1 người hỗ trợ, 1 người hà hơi thổi ngạt, 1 người ép tim. Vị trí ép tim nằm 1/2 dưới xương ức.

chet duoi

Tư thế an toàn là tư thế nằm nghiêng để nếu có đờm dãi sẽ không chèn đường thở 


Khi ép, đặt thẳng tay lên ngực, tỉ lệ 15 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt. Sau 1 phút đánh giá lại xem thở hay chưa và xem đã có mạch hay chưa. Người lớn bắt mạch cảnh, trẻ con bắt mạch ở cánh tay, mạch quay, mạch bẹn vì cổ trẻ ngắn hơn. Sau 10 giây kiểm tra, nếu vẫn không thấy mạch thì tiếp tục ép tim ngoài lồng ngực.

Trong lúc ép tim, cần duy trì nhịp 100 lần/phút, cố gắng ép sâu và mạnh, độ lún bằng khoảng 1/3 bề dày lồng ngực. Liên tục cấp cứu theo quy trình như vậy cho đến khi bệnh nhân tỉnh hoặc đến khi xe cấp cứu đến.

Thúy Hạnh

 

Các bước sơ cứu nhanh người bị đuối nước

Các bước sơ cứu nhanh người bị đuối nước

Việc sơ cấp cứu ban đầu đúng cách cũng là điều quan trọng để cứu sống người bị đuối nước, tránh để lại di chứng về sau.

Hà Nội: Bé gái 8 tuổi chết đuối trong bồn tắm tại nhà

Hà Nội: Bé gái 8 tuổi chết đuối trong bồn tắm tại nhà

Đang tắm dở cho con gái, ông bố có việc chạy ra ngoài, đến khi quay lại đã thấy con nằm bất tỉnh trong nhà tắm.

Trẻ tử vong khi ăn rau câu, đuối nước ngay trong nhà

Trẻ tử vong khi ăn rau câu, đuối nước ngay trong nhà

Khi trẻ chẳng may gặp tai nạn như đuối nước, hóc dị vật, muốn cứu trẻ thì yếu tố quyết định đầu tiên là cách sơ cứu của người nhà, chứ không phải là bác sĩ hay cơ sở y tế.

Sai lầm chết người khi cứu đuối nước thế này

Sai lầm chết người khi cứu đuối nước thế này

Nhiều người vác ngược nạn nhân đuối nước lên vai rồi chạy để nước trào ra. Đây là cách sơ cứu hết sức sai lầm, khiến bệnh nhân mất cơ hội sống.