Đây là một nội dung trong báo cáo Chỉ số thương mại điện tử năm 2016 được đại diện Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam - VECOM chia sẻ tại Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam (Vietnam Online Business Forum - VOBF) 2017 tại Hà Nội vào hôm nay, 24/2.

Đây là lần đầu tiên Diễn đàn được Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức trên phạm vi toàn quốc. Được tổ chức dưới sự bảo trợ, tham gia của nhiều tổ chức và doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, tiếp nối sự kiện tại Hà Nội, Vietnam Online Business Forum 2017 sẽ tiếp tục được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 3/3 tới.

Diễn đàn VOBF 2017 tập trung thảo luận 5 chủ đề nổi bật gồm: Quy mô và tốc độ tăng trưởng nhanh của thị trường trực tuyến, những cơ hội và thách thức; Tác động toàn diện của công nghệ đám mây (cloud) và di động (mobile)  tới tương mại điện tử; Cơ hội tăng trưởng cao nhờ bán hàng đa kênh với các nhà bán lẻ; Tiềm năng to lớn của thị trường xuất khẩu trực tuyến và rủi ro khi doanh nghiệp Việt Nam thua trên sân nhà; Khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến, những yếu tố tương đồng và khác biệt với khởi nghiệp trong các lĩnh vực khác.

Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) 2017 cũng được công bố tại Diễn đàn này. Dựa trên việc khảo sát hàng ngàn doanh nghiệp mỗi năm, EBI là nguồn thông tin hữu ích về hoạt động thương mại điện tử trên phạm vi cả nước cũng như ở mỗi địa phương. EBI 2017 tiếp tục cho thấy thương mại điện tử Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển nhanh nhưng chưa thực sự bền vững do lòng tin của người tiêu dùng còn thấp và mức chênh lệch rất lớn giữa TP.HCM, Hà Nội với các địa phương khác.

Cụ thể, theo báo cáo chỉ số vừa được công bố, top 5 địa phương dẫn đầu về chỉ số thương mại điện tử vẫn không có thay đổi so với các năm trước, gồm TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương và Hải Phòng. Trong đó, TP.HCM vẫn tiếp tục là địa phương đẫn dầu với điểm tổng hợp là 78,6 điểm, cao hơn 5,3 điểm so với năm 2015.

Đứng thứ 2 tiếp tục là Hà Nội với điểm tổng hợp là 75,8 điểm và cao hơn 3,8 điểm so với năm 2015.

Tuy nhiên, đáng lưu ý là dù vẫn tiếp tục nằm trong top 3 địa phương có chỉ số thương mại điện tử cao nhất cả nước nhưng chỉ số của thành phố Đà Nẵng lại sụt giảm so với năm ngoái. Cụ thể, điểm tổng hợp của thành phố Đà Nẵng năm nay chỉ đạt 52,8, giảm tới 9,5 điểm so với năm trước đó. Điều này cũng khiến cho khoảng cách về chỉ số giữa hai địa phương đi đầu cả nước là TP.HCM và Hà Nội so với  các địa phương còn lại là rất lớn. Ngay cả khoảng cách giữa Hà Nội với Đà Nẵng cũng được đẩy ra xa hơn với 23 điểm.

Cách biệt giữa điểm trung bình của nhóm 5 tỉnh thấp nhất và điểm trung bình của 5 tỉnh cao nhất cũng lên tới 36 điểm, cao hơn đáng kể so với khoảng cách 30,5 điểm của năm 2015. So sánh chỉ số cũng cho thấy, khoảng cách giữa TP.HCM và 2 địa phương có chỉ số thấp nhất là Cà Mau và Lạng Sơn đã lên tới 57,4 điểm. Điều này cho thấy, xu hướng chênh lệch về sự phát triển thương mại giữa các địa phương cũng đang tăng dần. Đồng thời cũng phản ánh mức độ phân cách khá lớn so với mức trung bình chung của cả nước, đặct biệt là hai chỉ số thành phần là giao dịch B2B và hạ tầng nguồn nhân lực.

Đại diện VECOM cũng cho hay: mặc dù năm 2016 vừa qua đã có nhiều hoạt động từ các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp để thu hẹp khoảng cách về mức độ phát triển thương mại điện tử giữa hai trung tâm kinh tế lớn của cả nước và các địa phương chậm phát triển. Nhưng kết quả còn thấp và việc thu hẹp khoảng cách số tiếp tục là một thử thách lớn đối với Việt Nam.

Đến từ hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, ông Stuart Jamieson, Tổng giám đốc Nielsen Đông Nam Á nhấn mạnh, thương mại điện tử hiện nay đang là lĩnh vực rất tiềm năng và phát triển từng ngày bởi người tiêu dùng trên toàn cầu đang mua sắm trên mạng ngày càng nhiều hơn. Tại Việt Nam, thương mại điện tử đã phát triển rất nhanh trong vòng 5 năm gần đây, như một nhu cầu phát triển toàn cầu của người tiêu dùng Việt cũng như ngành bán lẻ. “Thời cơ đã đến. Đây là một cơ hội để chúng ta xây dựng một hệ sinh thái các mạng xã hội, các dịch vụ định vị, các công cụ mua sắm. Hiện nay người tiêu dùng đang tiếp cận các sản phẩm theo một cách hoàn toàn mới: tiếp cận thông tin một cách không giới hạn với các thương hiệu và sản phẩm, tạo ra cơ hội phát triển hệ sinh thái cho thương mại điện tử, giao dịch trực tuyến trên di động, mạng xã hội, các dịch vụ định vị cũng như các công cụ mua sắm và các trang web của các nhà sản xuất cũng như nhà bán lẻ”, ông Stuart Jamieson chia sẻ.

Cũng theo ông Stuart Jamieson, những xu hướng mới này đang mang lại nhiều cơ hội cho chúng ta. Nielsen đã và đang hợp tác với nhiều nhà bán lẻ trực tuyến, các đối tác chiến lược toàn cầu, giúp họ tận dụng và phát triển từ việc tận dụng cơ hội này.

Chỉ số thương mại điện tử các địa phương được tổng hợp từ bốn nhóm chỉ số thành phần lần lượt là: hạ tầng nguồn nhân lực và CNTT, giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và chỉ số tành phần giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp. VECOM thực hiện khảo sát sát 54/60 tỉnh thành. Năm nay, chỉ số thương mại điện tử được bổ sung thêm các tiêu chí liên quan đến ỷ lệ trung bình tên mien quốc gia, thu nhập và doanh nghiệp đã phản ánh tốt hơn thự trạng phát triển thương mại điện tử tại các địa phương.