- Đó là phân tích của TS Nguyễn Việt Cường (hiện làm việc tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân và Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong) qua một khảo sát về mức sống của các hộ gia đình hiện đang nhận được nhiều sự chú ý trên mạng xã hội.
TS Nguyễn Việt Cường đưa ra phân tích của mình về mức chi tiêu cho giải trí của người giàu và nghèo: “Theo dữ liệu từ Khảo sát Mức sống hộ gia đình năm 2016, có câu hỏi về chi tiêu của hộ cho xem phim, ca nhạc và thể thao (số liệu chỉ có tổng mức chi cho các hoạt động này chứ không tách rời được cho xem phim hay ca nhạc, hay thể thao).
Dân số được chia làm 10 nhóm có quy mô bằng nhau theo mức sống từ thấp đến cao (trong đó mức sống được đo bằng chi tiêu bình quân của hộ). Sau đó chúng ta ước lượng mức chi bình quân đầu người cho giải trí của các nhóm hộ này từ 10% dân số nghèo nhất cho tới tới 10% dân số giàu nhất.
Kết quả cho thấy bình quân một hộ nghèo chi có 200 đồng/năm/người cho hoạt động giải trí, còn hộ giàu thì chi bình quân 52,1 nghìn đồng /năm/người. Như vậy số tiền chi cho hoạt động giải trí của nhóm 10% dân số giảu nhất nhiều gấp 255 lần số tiền chi của nhóm 10% dân số nghèo nhất. Tỷ trọng chi cho giải trí trong tổng chi tiêu của hộ giàu cũng gấp 44 lần tỷ trọng này của hộ nghèo.
Điều này cho thấy khách hàng chủ yếu của nhà hát hay rạp chiếu phim không phải người nghèo. Xây thêm các nơi giải trí là làm tăng cung và giảm giá bán, và sẽ có lợi trực tiếp đến người giàu”.
Theo TS Nguyễn Việt Cường, cũng có thể trong dài hạn thì lợi nhuận từ hoạt động giải trí sẽ làm tăng trưởng cao hơn và giúp giảm nghèo. Tuy nhiên, theo ông thì việc hỗ trợ người nghèo và xây dựng các công trình giải trí là hai chuyện riêng rẽ và có mục đích khác nhau. “Nếu cần nơi biểu diễn miễn phí hỗ trợ cho người nghèo thì có rất nhiều quảng trường hay địa điểm khác có thể sử dụng”, TS Cường chia sẻ.
Những phân tích của TS Nguyễn Việt Cường nhanh chóng nhận được sự quan tâm, chia sẻ và nhiều bình luận từ cộng đồng. Nhiều người đồng thuận nhưng cũng có một số ý kiến góp ý để phân tích này được bao quát hơn.
Một thành viên góp ý: “Có thể xem xét thêm nhiều yếu tố như người bán rong có thêm địa điểm kinh doanh, người quét rác có thêm việc làm, người trông xe có nhiều cơ hội,...”
Facebooker Giang Thanh Long chia sẻ: “Tuy nhiên cũng có thể phải khai thác thêm nhu cầu. Người nghèo liệu thực sự họ có đến nhà hát ngay cả khi miễn phí? Việc đến hay không đến đôi khi còn phụ thuộc vào nhu cầu thưởng thức chứ không đơn thuần là giá cả”
Thanh Hùng
Chi tiêu cho đồ cúng gấp gần 8 lần đồ chơi và sách truyện trẻ em
Đó là chia sẻ của TS Nguyễn Việt Cường (hiện làm việc tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân và Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong) cùng khảo sát mới đây của mình hiện đang nhận được nhiều sự chú ý trên mạng xã hội Facebook.