Hỏi về hạt giống, ông Tài cho biết, vô tình ông phát hiện trên bàn thờ có trái bầu khô, ông lấy hạt và gieo trong vườn nhà. Ít lâu sau, bầu nảy mầm phát triển xanh tốt và bắt đầu ra trái. Ảnh: N.T |
Sau đó, ông phát hiện nhiều trái có kích cỡ “khủng“, nặng từ 15 – 25kg, cá biệt có trái nặng trên 30 kg. Sau vụ bầu đầu tiên, ông Tài thấy lạ nên lấy thêm hạt để tiếp tục gieo trồng và tặng bạn bè. Ảnh: N.T |
Giống bầu “khổng lồ” này được ông Tài chăm sóc như những giống bầu bình thường khác. Nhưng ông phải dành nhiều thời gian để bắt ốc sên liên tục, đến lúc ra trái thì phải giữ chim, chuột nếu không chúng sẽ cắn bầu. Ảnh: N.T |
Giống bầu này trồng khoảng 3 tháng là thu hoạch, còn để bầu già làm giống thì mất đến 6 tháng. Ông Tài cũng chọn một số trái bầu có hình dáng đẹp, đem phơi khô và phủ lên lớp sơn để làm vật trang trí trong nhà. Ảnh: N.T |
Cũng trong vườn bầu nhà ông Tài, có một giống mướp đắng có quả dài gần 2 mét. Hạt giống này là được 1 người bạn cho. Ảnh: N.T |
Ông Tài cho hay, loại mướp này chăm sóc dễ hơn, đỡ tốn nước hơn bầu; điều kiện đất của bầu luôn luôn ẩm, ngày phải tưới 2 lần, còn với mướp thì ngày tưới 1 lần. Nhưng trồng mướp ông cũng sợ chuột, chim, ốc đến phá, cứ phải ngày ngày canh giữ. Ảnh: N.T |
Tại vườn ông Tài, có hàng chục trái mướp có chiều dài khoảng gần 1m, cá biệt cũng có những trái dài gần 2m. Ảnh: N.T |
“Giống mướp này tôi trồng được khoảng 2 tháng rồi, nó rất dễ trồng; đặc biệt khi ăn nó rất giòn, ngon và lạ hơn hẳn giống khác” - ông Tài nói. Ảnh: N.T |
“Cứ lúc nào gặp chuyện không vui, tôi lại lao vào công việc vườn tược. Nhìn khu vườn luôn xanh mát, với những giống quả “độc nhất vô nhị“ tâm trạng tôi thoải mái hơn. Ngoài ra, mục đích của mình vui, thư giãn, chứ không vụ lợi không kinh doanh. Ai có nhu cầu là tôi tặng nhưng với điều kiện họ xin về không được kinh doanh” – ông Tài nói. Ảnh: N.T |
(Theo Lao Động)