1.Kim tự tháp Giza: Kỳ quan cuối cùng còn sót lại của người cổ đại

{keywords}
Kim tự tháp Giza là một tuyệt tác kiến trúc xây dựng của con người.


Kim tự tháp Giza là công trình lâu đời nhất trong danh sách 7 kỳ quan thế giới cổ đại và cũng là công trình duy nhất còn sót lại. Kim tự tháp Giza là một tuyệt tác kiến trúc xây dựng của con người. Kích thước và quy mô của Giza thách thức bất kỳ công trình nào được xây dựng trong vòng vài trăm năm qua. Việc xây dựng Giza luôn là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận giữa các học giả bởi vì kích thước khổng lồ và tỷ lệ gần như hoàn hảo của nó.

Kim tự tháp Giza được xây dựng cho Pharaoh thứ 4 Khufu (hay Cheops) và được hoàn thành vào khoảng năm 2560 trước Công Nguyên. Nó là một phần của khu phức hợp gồm 3 kim tự tháp lớn trong Khu nghĩa trang Giza nằm ở Cairo, Ai Cập. Giza là kim tự tháp lớn nhất trong ba kim tự tháp và là một phần của khu phức hợp riêng của nó với 3 kim tự tháp nhỏ được xây dựng cho vợ của Khufu.

{keywords}
Cách thức xây dựng kim tự tháp luôn là chủ đề tranh luận rất sôi nổi của các học giả.

Công trình được uớc tính mất khoảng 20 năm để hoàn thành và các học giả tranh luận rất nhiều về những người thợ xây dựng và cách họ xây dựng công trình. Một số cho rằng những người lao động xây dựng công trình là những nô lệ, nhưng chính người Ai Cập là những lao động chủ yếu, họ xây dựng khi sông Nile bị ngập lụt và công việc trang trại không thể thực hiện được.

Cách thức xây dựng kim tự tháp luôn là chủ đề tranh luận rất sôi nổi của các học giả. Một số bằng chứng và lý thuyết cho thấy 20.000 công nhân đã làm việc cật lực trong suốt 20 năm và được trả công cho những đóng góp của mình. 

2. Khu vực khảo cổ Pompepii - thành phố vĩ đại và bí ẩn

{keywords}
Thành phố cổ Pompeii là một trong những di sản khảo cổ vĩ đại nhất và bí ẩn nhất thế giới.

Bị chôn vùi dưới lớp đá bọt dày từ 6 đến 9m từ 2.000 năm trước, thành phố Pompeii của Italy thu hút du khách nhờ những công trình cổ xưa nguyên vẹn sau khi khai quật. Thành phố cổ Pompeii là một trong những di sản khảo cổ vĩ đại nhất và bí ẩn nhất thế giới.

Hơn 2.000 năm trước, bên bờ Địa Trung Hải, Pompeii là một thành phố sầm uất thời đế quốc La Mã cực thịnh. Pompeii có 20.000 dân, nổi tiếng với sản phẩm dầu ô liu, nho. Phía Tây Nam của thành phố này nằm cách núi lửa Vesuvius chưa đến 10km và cư dân ở đây dường như đã quen với những đợt thức giấc của người khổng lồ. Pompeii cách vịnh Nables tươi đẹp khoảng 20km vì vậy nơi đây là một địa điểm nghỉ mát thuận lợi có thế dựa núi nhìn biển với phong cảnh hữu tình.

{keywords}
Khi bước chân vào trong khu vực thành phố cổ Pompeii, du khách sẽ thực sự choáng ngợp.

Ngọn núi lửa Visuvius cao 1.277m so với mặt nước biển là một ngọn núi lửa hoạt động điển hình và chính ngọn núi lửa này đã chôn vùi tất cả thành phố Pompeii sau một đợt phun trào.

Khi bước chân vào trong khu vực thành phố cổ Pompeii, du khách sẽ thực sự choáng ngợp với hàng loạt cổng chào, đền thờ, đại giáo đường… mang đậm dấu ấn kiến trúc đặc trưng của La Mã cổ đại.

Du khách sẽ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi dạo bước trên những con đường đá cổ. Dọc hai bên chính là những cửa hiệu như thời hiện đại, khu chợ mua bán thực phẩm, lò sản xuất bánh mì, phòng phẫu thuật, địa điểm dành cho những đôi lứa yêu nhau…

Hiện nay phế tích thành phố cổ Pompeii được UNESCO xếp hạng vào mục di sản thế giới và là một điểm hấp dẫn khách du lịch vào bậc nhất của nước Ý với lượng khách trung bình 2,5 triệu lượt mỗi năm. Có lẽ vì vậy việc “cứu” hay phục hồi Pompeii đã trở thành vấn đề “nóng” gây bàn cãi nhiều nhất tại Italia trong nhiều năm qua.

3. Đền Borobudur - kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới

{keywords}
Borobudur là thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Indonesia.

Borobudur là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới, xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc cách 42 km về phía Bắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java, quốc gia Indonesia, và đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới vào năm 1991. 

"Borobudur" trong tiếng Indonesia có nghĩa là "Tháp Phật trên đồi cao". Toàn bộ tháp do 300 nghìn viên đá xếp thành, được xây dựng trên một mặt bằng hình vuông rộng 2.500 m², theo mô hình của một Mạn-đà-la, tức sơ đồ về khái niệm vũ trụ của Phật giáo Tây tạng.

{keywords}
orobudur không chỉ là một kỳ quan đáng ngưỡng mộ của Indonesia mà còn là công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại nhất và giá trị nhất của thế giới Phật giáo và của cả nhân loại.

Đền cao 42 m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ, kế tiếp nhau. Chiều dài mỗi mặt ở chân đền là 123 m. Móng tháp là một đài hình vuông có cạnh là 123m. Phía trên là 6 tầng hình vuông cắt góc mỗi cạnh lần lượt là 120, 89, 69, 61, 54, 58m, tượng trưng mặt đất mênh mông. 3 tầng còn lại hình tròn có đường kính lần lượt là 51, 38, 26m tượng trưng cho vũ trụ bao la hùng vĩ. Trên 3 tầng này còn có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt, nên có người con gọi đến tháp Borobudur là “Sọt Phật Java". Lúc hoàn thành Borobodur có 602 pho tượng Phật, nhưng một số đã bị mất cắp, ngày nay còn 504, một số bị lấy mất phần đầu.

4.Đền Angkor Wat - di sản vĩ đại nhất người Khmer để lại cho hậu thế

{keywords}
Toàn bộ quần thể kiến trúc nổi bật và đặc sắc lối điêu khắc cổ đại.

Quần thể đền Angkor Wat chính là địa điểm du lịch Campuchia nổi tiếng nhất. Đây cũng là một trong các kỳ quan thế giới được UNESCO công nhận. Có thể nói đây chính là di sản vĩ đại nhất mà người Khmer để lại cho hậu thế.

Nằm cách Siem Reap khoảng 6 km về phía Bắc, đền Angkor Wat được vua Suryavarman II xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XII. Diện tích của cả quần thể kéo dài hơn 248 dặm vuông (400 km2), chạy bao quanh đền là một hào nước sâu và rộng. Với thiết kế ban đầu được xây dựng để thờ Hindu giáo nhưng sau này do sự du nhập và phát triển mạnh của đạo Phật, Angkor Wat đã chuyển sang thờ Phật giáo.

{keywords}
Quần thể di tích Angkor đặc biệt quan trọng của du lịch Campuchia này được chia ra làm 5 khu vực chính với kiến trúc độc đáo tạo nên cảnh tượng kì vĩ thu hút du khách.

Thời xưa khi các vị vua Khmer thua trận rồi chạy về Phnom Penh thì ngôi đền đã dần dần bị rừng già che phủ và lãng quên. Đến năm 1860, một nhà thám hiểm người Pháp tên Herri Mouhot mới phát hiện và khám phá ra ngôi đền Angkor Wat hùng vĩ này.

Toàn bộ quần thể kiến trúc nổi bật và đặc sắc lối điêu khắc cổ đại. Những ngọn tháp, đền đài, phù điêu và hành lang mênh mông đều làm từ đá tảng, xếp chồng lên nhau nhìn rất tự nhiên, ngay cả ở trên nóc vòm. Họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại.

Quần thể di tích Angkor đặc biệt quan trọng của du lịch Campuchia này được chia ra làm 5 khu vực chính với kiến trúc độc đáo tạo nên cảnh tượng kì vĩ thu hút du khách: Angkor Wat và Angkor Thom, Little Circuit (Vòng Nhỏ), Big Circuit (Vòng Lớn), nhóm Roluos và các đền ngoại vi.

5. Taj Mahal -  kiệt tác thế giới 

{keywords}
Công trình được miêu tả là kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới.

Khu lăng mộ nổi tiếng nhất Ấn Độ nằm ở thành phố Agra, cách thủ đô New Delhi khoảng 230 km với 4 giờ di chuyển bằng ôtô. Công trình xây vào thế kỷ 17 được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1983 và mô tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới".

Khu lăng mộ chính được xây cao với phần sân xung quanh rộng rãi, từ đây có thể dễ dàng nhìn ngắm toàn cảnh xung quanh. Công trình chủ yếu xây bằng đá cẩm thạch trắng - gam màu chủ đạo của các kiến trúc Hồi giáo.

{keywords}
Theo tài liệu của UNESCO, vẻ đẹp của Taj Mahal nằm ở sự kết hợp nhịp nhàng giữa các vật liệu rắn và khoảng trống, lồi và lõm, cùng nguyên liệu cẩm thạch trắng và đá quý màu.

Một trong những nét độc đáo của Taj Mahal chính là lối kiến trúc đối xứng trên nền móng hình vuông với 4 cửa vòm, ban công, cửa sổ, tháp... Để xây dựng, nhiều thợ xây, cắt đá, khảm, hoạ sĩ, thư pháp từ khắp Trung Á, Iran... được huy động về đây. Khoảng 20.000 người đã làm việc ngày đêm trong khoảng 20 năm để hoàn tất lăng mộ. 

Lăng có một cửa vào, một cửa ra, còn lại đóng. Đây cũng là nơi du khách có thể cảm nhận nghệ thuật kiến trúc Hồi giáo tinh xảo của đế chế Mughal khi xưa.

Theo tài liệu của UNESCO, vẻ đẹp của Taj Mahal  nằm ở sự kết hợp nhịp nhàng giữa các vật liệu rắn và khoảng trống, lồi và lõm, cùng nguyên liệu cẩm thạch trắng và đá quý màu.

6. Cung điện Versailles – Tinh hoa nghệ thuật Pháp

{keywords}
Chiêm ngưỡng top 8 kỳ quan thế giới

Cung điện Versailles – nơi ở cũ của hoàng gia Pháp, trung tâm của chính phủ hiện là một địa danh nổi tiếng quốc gia. Nó nằm ở thành phố Versailles, miền bắc nước Pháp, cách 10 dặm (16 km) về phía tây-tây nam của Paris. Versailles là một trong những công trình vĩ đại nhất của chủ nghĩa tuyệt đối châu Âu và tinh hoa nghệ thuật Pháp.

Trước khi được trang hoàng những cánh cổng vàng và những khu vườn cắt tỉa cẩn thận, Versailles là một khu săn bắn bình thường. Vào năm 1607, Louis XIII khi còn là một hoàng tử 6 tuổi đã đến thăm khu vực này trong một chuyến đi săn cùng với vua cha, Henri IV.

{keywords}
Được tôn tạo bởi nhiều thế hệ kiến ​​trúc sư, nhà điêu khắc, nhà trang trí và kiến ​​trúc sư cảnh quan, Versailles đã cung cấp cho châu Âu một mô hình hoàng cung lý tưởng trong hơn một thế kỷ.

Nhiều năm sau, ông trở lại và phát hiện đây là nơi cư trú lý tưởng khi nằm giữa Saint-Germain-en-Laye và Paris, cũng như được bao bọc bởi rừng rậm đầy ắp gà lôi, lợn rừng, hươu nai. Phát hiện được những tiềm năng đó, ông quyết định xây một nhà nghỉ săn bắn bằng gạch và đá trong khuôn viên vào năm 1623.

Năm 1979, toàn bộ lãnh thổ Cung điện Versailles đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Tổ chức này đã tổng hợp tầm quan trọng của nó như sau: Cung điện Versailles là nơi cư ngụ chính của các vị vua Pháp từ thời Louis XIV đến Louis XVI. Được tôn tạo bởi nhiều thế hệ kiến ​​trúc sư, nhà điêu khắc, nhà trang trí và kiến ​​trúc sư cảnh quan, Versailles đã cung cấp cho châu Âu một mô hình hoàng cung lý tưởng trong hơn một thế kỷ.

7. Cung điện Schonbrunn - Cung điện quan trọng nhất về văn hóa ở nước Áo

{keywords}
Cung điện được xây dựng theo kiến trúc Baroque và là nơi nghỉ ngơi vào mùa hè của hoàng gia Áo.

Cung điện Schonbrunn do kiến trúc sư Johann Bernhard Fischer von Erlach nối tiếng xây dựng là một trong các cung điện quan trọng nhất về văn hóa ở nước Áo.

Cung điện được xây dựng theo kiến trúc Baroque và là nơi nghỉ ngơi vào mùa hè của hoàng gia Áo vì thế cung điện này còn được gọi là Cung điện mùa hè. Cung điện Schonbrunn gồm 1.441 phòng và có một vườn hoa vô cùng lớn với những kiến trúc tuyệt đẹp. Mặc dù rộng lớn như vậy nhưng điều lạ là cung điện không có một nhà bếp nào. Tất cả việc nấu nướng phục vụ hoàng gia đều được thực hiện ở một tòa nhà khác và thức ăn được đưa vào cung điện hàng ngày.

{keywords}
Cung điện Schonbrunn gồm 1.441 phòng và có một vườn hoa vô cùng lớn với những kiến trúc tuyệt đẹp.

Toàn bộ cung điện Schonbrunn được bao quanh bởi vườn hoa rộng mênh mông. Vườn hoa phía sau lưng cung điện được xây dựng theo phong cách Pháp với tên gọi Great Parterre trồng các loại hoa rực rỡ theo mùa. Ngoài cùng luôn là hai loại hoa màu đỏ và trắng tượng trưng cho quốc kỳ Áo với hai màu sọc đỏ và trắng.

Hai bên vườn có 32 bức tượng điều khắc được bố trí, sắp đặt rất đẹp mắt. Điều vô cùng hấp dẫn với bất kỳ du khách nào đến thăm cung điện này đó là trong vườn có một mê cung được trồng bằng một loại cây bản sứ và được cắt tỉa, chăm sóc rất cẩn thận. Ở khoảng giữa vườn hoa có một hồ phun nước với hệ thống vòi phun và hồ nước được thả đầy hoa súng.

8. Đảo Robben - một phần ký ức về Nelson Mandela

{keywords}
Từ năm 1997, nhà tù cũ trên đảo được biến thành bảo tàng và công nhận là di sản quốc gia. Hai năm sau đó, Robben Island tiếp tục được Unesco công nhận là di sản thế giới.

Trong những năm tháng còn sống và hoạt động, đảo Robben ở Capetown là nơi đã giam giữ cựu tổng thống Nelson Mandela suốt 18 năm dài.

Đảo Robben không chỉ được sử dụng như một nhà tù, đó từng là nơi huấn luyện quân đội và khu phòng thủ trong Thế Chiến II (1939 - 1945) đồng thời cũng là bệnh viện chuyên tiếp nhận những người bị bệnh phong, tâm thần, nan y. Với vị trí tách biệt, đảo Robben được chọn để vừa tránh những mầm bệnh xấu lan tỏa vào đất liền vừa là nơi chữa trị tốt nhờ môi trường khí hậu trong lành. Những năm 1800, Robben gần như là nhà tù của chính các bệnh nhân được đưa đến đây bên cạnh tù nhân chính trị.

Từ năm 1997, nhà tù cũ trên đảo được biến thành bảo tàng và công nhận là di sản quốc gia. Hai năm sau đó, Robben Island tiếp tục được Unesco công nhận là di sản thế giới.

Tình Lê (tổng hợp)