{keywords}
Xuất hiện tại Triển lãm sinh vật cảnh Sơn Tây (Hà Nội) mở rộng năm 2019, tiểu cảnh mang tên "Quê hương tôi Việt Nam” của nghệ nhân Nguyễn Văn Tiến (Sơn Tây) thu hút khá đông du khách đến chiêm ngưỡng.

 

{keywords}
Trên diện tích nhỏ nhưng người xem thấy được toàn cảnh non nước hữu tình, cuộc sống con người miền núi Việt Bắc. Tác phẩm có chiều dài 2,2m, rộng 1,2m.

 

{keywords}
Một phong cảnh hùng vĩ với núi cao mờ sương, suối dài thác đổ, tiếng chim ca, vượn hót. 

 

{keywords}
Núi cao tượng trưng cho công cha, suối nguồn là nghĩa mẹ. 

 

{keywords}
Ông Tiến chia sẻ, tác phẩm lấy ý tưởng từ đời sống của người dân vùng núi phía Bắc. Ông đã bắt tay vào thực hiện từ năm 2017 đến nay mới hoàn thành tác phẩm mang giới thiệu với người dân.

 

{keywords}
Nghệ nhân Nguyễn Văn Tiến đã tái hiện không gian sinh hoạt thường ngày của các dân tộc phía Bắc: tiếng suối chảy, nhà sàn, thác nước, chim ca, vượn hót... trên diện tích nhỏ khiến người xem thích thú.

 

{keywords}
Ông Tiến mất rất nhiều công sức, trong đó khâu chuẩn bị cây mini là lâu nhất, như cây duối đầu nhà sàn ông phải uốn đến 4 năm mới xong.

 

 

{keywords}
Trong tiểu cảnh có khoảng 15 loại cây bosai như sanh duối, tùng, hồng, ngọc, mai…

 

{keywords}
Bên cạnh là một guồng nước (cọn nước).

 

{keywords}
Hình ảnh ruộng bậc thang dưới chân núi đẹp mơ màng. Hình ảnh sương khói được tạo ra bằng máy phun khói,  suối chảy được tạo ra từ máy phun nước.

 

{keywords}
Một chiếc cối giã gạo ẩn mình sau thác nước róc rách.

 

{keywords}
Núi đá được làm bằng đá nhân tạo có độ bền cao và rất nhẹ.

 

{keywords}
Tác phẩm được đặt trên một chiếc chậu có hình ảnh giống trống đồng Đông Sơn.

 

{keywords}
Nói về giá trị tác phẩm, ông Tiến cho biết, đây là tác phẩm ông dồn tâm huyết nhất, để tìm cái thứ 2 không báo giờ có. “Tôi bán tác phẩm này với giá 500 triệu đồng”.

(Theo Dân Việt)