Chiến
lược phát triển năng lượng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược
phát triển bền vững của quốc gia. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền
vững năng lượng là đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sự phát triển kinh
tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhaanh dân, sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Phát triển năng lượng bền vững là sự phát triển đáp ứng yêu cầu hiện tại, nhưng không gay trở ngại việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của các thế hệ mai sau.
Ngày 17/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Đây là chiến lược khung gồm các định hướng lớn làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các chiến lược và chính sách quốc gia bền vững.
An ninh năng lượng ở Việt Nam
Theo quy hoạch và chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 đã đặt ra: đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển. Năng lượng sơ cấp năm 2010 khỏng 47,5-49,5 triệu TOE và đến năm 2025 khoảng 310 – 320 triệu TOE.
Cơ cấu năng lượng sơ cấp của Việt Nam năm 2005 là: dầu chiếm 40,3%; than 29,4%; thủy điện 11,7%, khí thiên nhiên 18,1%, điện nhập khẩu và năng lượng mới chỉ chiếm 0,5%. Dự kiến trong vài năm tới, Việt Nam sẽ là nước nhập khẩu năng lượng.
Sản lượng khai thác dầu đang giảm. Hiện nay, Việt Nam đã tìm kiếm thăm dò tổng trữ lượng dầu và khí thiên nhiên xác minh đạt khoảng trên 1 tỷ TOE, có quy mô sản lượng xếp thứ 3 trong các nước ASEAN và thứ 31 thế giới. Tính đến năm 2009, Việt Nam đã khai thác tổng cộng trên 300 triệu tấn quy dầu (250 triệu tấn dầu và 50 tỷ m3 khí).
Trong số các mỏ dầu khí của nước ta đã đưa vào khai thác có mỏ Bạch Hổ là lớn nhất, bắt đầu khai thác từ năm 1986. Sản lượng ở mỏ này cao nhất vào thời kỳ 1995 – 2005, đạt khoảng 10 – 13 triệu tấn/năm. Sản lượng bắt đầu sụt giảm, trong tương lai cụm mỏ sư tử và Bạch Hổ vẫn là các mỏ dầu chủ đạo. Nhìn chung, nếu thời gian tới không phát hiện được thêm nguồn tài nguyên trữ lượng dầu khí mới thì mức sản lượng khai thác sẽ kéo dài đến năm 2030 – 2035.
Cho đến nay Việt Nam đang xuất khẩu dầu thô, các loại sản phẩm xăng dầu tiêu dùng trong nước đều phải nhập khẩu trong khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới đang có xu hướng gia tăng nhanh. Hệ thống kho tiếp nhận đầu mối của Việt Nam hiện mới có khoảng 1 triệu m3, tương đương với khoảng 30 ngày tiêu thụ xăng dầu. Dung tích các kho xăng dầu hiện nay còn nhỏ, chưa đủ mức dự trữ cần thiết khi giá cả leo thang.
Bên cạnh đó, tốc độ khai thác than sử dụng trong nước và xuất khẩu quá nhanh, nguy cơ cạn kiệt cao. Tổng trữ lượng than đã tìm kiếm, thăm dò ở vùng Quảng Ninh và nội địa còn lại khoảng 3,8 tỷ tấn. Với tốc độ khai thác, sử dụng trong nước và xuất khẩu như hiện nay thì trong khoảng thời gian không dài nữa, nguồn than sẽ cạn kiệt, không đủ cung cấp cho các ngành kinh tế trong nước.
Hệ thống điện còn tiềm ẩn nhiều khả năng chưa đáp ứng an ninh cung cấp điện. Việt Nam đã đầu tư phát triển các loại nguồn điện như nhiệt điện, thủy điện… Mạng lưới truyền tải phân phối với các cấp điện áp khác nhau đã phủ đầy toàn quốc. Tuy nhiên vì nhu cầu điện tăng cao, tiến độ thực hiện quy hoạch điện chậm, điều kiện về thời tiết khí hậu, đặc biệt cơ chế quản lý… hệ thống điện vẫn tiềm ẩn nhiều kahr năng không đảm bảo an toàn cung cấp điện gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân, rõ nét nhất là mùa hè 2010 vừa qua.
Công cuộc sử dụng năng lượng mới và tái sinh, năng lượng sinh học còn quá ít. Phát triển các nguồn năng lượng này được các nước ưu tiên hàng đầu nhằm góp phần hạn chế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm ô nhiễm, nâng cao an ninh năng lượng. Ở Việt Nam, tiềm năng phát triển năng lượng mới, tái sinh và sinh học còn rất lớn nhưng cho đến nay vẫn còn kém phát triển.
Những hành động thiết thực
An ninh năng lượng là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong chính sách năng lượng quốc gia.
Ổn định hệ thống điện. Cần thiết quản lý và thực hiện tốt qui hoạch nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, không để xảy ra tình trạng thiếu điện, hệ thống phải có dự trữ hợp lý, hạn chế các sự cố mất điện và đảm bảo chất lượng điện. Việt Nam đang đề xuất xây dựng một loạt các nhà máy điện hạt nhân, và năng lượng gió, mặt trời.
Xăng dầu là dạng năng lượng được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế. Vì vậy, cần tăng cường thăm dò tìm kiếm để nâng cao trữ lượng và khả năng khai thác dầu mỏ trong nước, đẩy mạnh tiến độ các nhà máy lọc dầu. Kết hợp hài hòa sản lượng khai thác trong nước và nhập khẩu nhằm kéo dài nguồn cung. Bên cạnh đó cần xây dựng các kho dự trữ dầu chiến lược từ 30 ngày năm 2010 lên 60 ngày dự trữ vào năm 2020.
Nguồn khí dùng cho sản xuất điện, phân bón và các ngành công nghiệp khác, ngoài ra còn sử dụng cho đun nấu. Vì vậy, tăng cường tìm kiếm nguồn khí mới, bao gồm khí đốt truyền thống, khí than và khí đệ tứ. Xây dựng hệ thống đường ống khí liên kết ASEAN. Nhiên liệu than cũng được dùng chủ yếu để sản xuất điện, xi măng và các ngành công nghiệp khác nên đây cũng là nguồn nhiên liệu chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong những năm tới cần giảm sản lượng khai thác than ở vùng mỏ Quảng Ninh và triển khai thăm dò nguồn than ở đồng bằng song Hồng.
Nguồn năng lượng tái tạo cũng cần được quan tâm đúng mức. Theo dự kiến, tỷ lệ năng lượng mới và tái tạo chiếm khoảng 3% trong tổng năng lượng sơ cấp vào năm 2010, tương đương 1,5 triệu TOE và 5% triệu TOE tổng sản lượng sơ cấp vào năm 2020, tương đương 10 triệu TOE.
Khai thác tối đa nguồn thủy điện nhỏ, dưới 30 MW cho mỗi nhà máy, đạt tổng công suất 1000 MW vào năm 2010 và 2000 MW vào năm 2030. Đồng thời, đẩy mạnh việc triển khai các nguồn năng lượng gió, năng lượng mặt trời ở các vùng có ngày nắng nhiều và vùng xa xôi, hải đảo.
Có thể nói, Việt Nam là một nước có nguồn năng lượng đa dạng. Ngành năng lượng trong những năm qua đẫ đạt được những thành tựu đáng kể trong cung cấp năng lượng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy vậy, nước ta vẫn còn là một nước có mức sản xuất và tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người thấp. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển từng bước sang nền kinh tế thị trường. Đối với ngành năng lượng cần có lộ trình xây dựng thị trường năng lượng với các mô hình phù hợp. Thị trường năng lượng và giá cả năng lượng trong nước cần hướng tới hội nhập khu vực và quốc tế.
Phát triển năng lượng bền vững là sự phát triển đáp ứng yêu cầu hiện tại, nhưng không gay trở ngại việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của các thế hệ mai sau.
Ngày 17/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Đây là chiến lược khung gồm các định hướng lớn làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các chiến lược và chính sách quốc gia bền vững.
An ninh năng lượng ở Việt Nam
Theo quy hoạch và chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 đã đặt ra: đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển. Năng lượng sơ cấp năm 2010 khỏng 47,5-49,5 triệu TOE và đến năm 2025 khoảng 310 – 320 triệu TOE.
Cơ cấu năng lượng sơ cấp của Việt Nam năm 2005 là: dầu chiếm 40,3%; than 29,4%; thủy điện 11,7%, khí thiên nhiên 18,1%, điện nhập khẩu và năng lượng mới chỉ chiếm 0,5%. Dự kiến trong vài năm tới, Việt Nam sẽ là nước nhập khẩu năng lượng.
Sản lượng khai thác dầu đang giảm. Hiện nay, Việt Nam đã tìm kiếm thăm dò tổng trữ lượng dầu và khí thiên nhiên xác minh đạt khoảng trên 1 tỷ TOE, có quy mô sản lượng xếp thứ 3 trong các nước ASEAN và thứ 31 thế giới. Tính đến năm 2009, Việt Nam đã khai thác tổng cộng trên 300 triệu tấn quy dầu (250 triệu tấn dầu và 50 tỷ m3 khí).
Trong số các mỏ dầu khí của nước ta đã đưa vào khai thác có mỏ Bạch Hổ là lớn nhất, bắt đầu khai thác từ năm 1986. Sản lượng ở mỏ này cao nhất vào thời kỳ 1995 – 2005, đạt khoảng 10 – 13 triệu tấn/năm. Sản lượng bắt đầu sụt giảm, trong tương lai cụm mỏ sư tử và Bạch Hổ vẫn là các mỏ dầu chủ đạo. Nhìn chung, nếu thời gian tới không phát hiện được thêm nguồn tài nguyên trữ lượng dầu khí mới thì mức sản lượng khai thác sẽ kéo dài đến năm 2030 – 2035.
Cho đến nay Việt Nam đang xuất khẩu dầu thô, các loại sản phẩm xăng dầu tiêu dùng trong nước đều phải nhập khẩu trong khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới đang có xu hướng gia tăng nhanh. Hệ thống kho tiếp nhận đầu mối của Việt Nam hiện mới có khoảng 1 triệu m3, tương đương với khoảng 30 ngày tiêu thụ xăng dầu. Dung tích các kho xăng dầu hiện nay còn nhỏ, chưa đủ mức dự trữ cần thiết khi giá cả leo thang.
Bên cạnh đó, tốc độ khai thác than sử dụng trong nước và xuất khẩu quá nhanh, nguy cơ cạn kiệt cao. Tổng trữ lượng than đã tìm kiếm, thăm dò ở vùng Quảng Ninh và nội địa còn lại khoảng 3,8 tỷ tấn. Với tốc độ khai thác, sử dụng trong nước và xuất khẩu như hiện nay thì trong khoảng thời gian không dài nữa, nguồn than sẽ cạn kiệt, không đủ cung cấp cho các ngành kinh tế trong nước.
Hệ thống điện còn tiềm ẩn nhiều khả năng chưa đáp ứng an ninh cung cấp điện. Việt Nam đã đầu tư phát triển các loại nguồn điện như nhiệt điện, thủy điện… Mạng lưới truyền tải phân phối với các cấp điện áp khác nhau đã phủ đầy toàn quốc. Tuy nhiên vì nhu cầu điện tăng cao, tiến độ thực hiện quy hoạch điện chậm, điều kiện về thời tiết khí hậu, đặc biệt cơ chế quản lý… hệ thống điện vẫn tiềm ẩn nhiều kahr năng không đảm bảo an toàn cung cấp điện gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân, rõ nét nhất là mùa hè 2010 vừa qua.
Công cuộc sử dụng năng lượng mới và tái sinh, năng lượng sinh học còn quá ít. Phát triển các nguồn năng lượng này được các nước ưu tiên hàng đầu nhằm góp phần hạn chế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm ô nhiễm, nâng cao an ninh năng lượng. Ở Việt Nam, tiềm năng phát triển năng lượng mới, tái sinh và sinh học còn rất lớn nhưng cho đến nay vẫn còn kém phát triển.
Những hành động thiết thực
An ninh năng lượng là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong chính sách năng lượng quốc gia.
Ổn định hệ thống điện. Cần thiết quản lý và thực hiện tốt qui hoạch nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, không để xảy ra tình trạng thiếu điện, hệ thống phải có dự trữ hợp lý, hạn chế các sự cố mất điện và đảm bảo chất lượng điện. Việt Nam đang đề xuất xây dựng một loạt các nhà máy điện hạt nhân, và năng lượng gió, mặt trời.
Xăng dầu là dạng năng lượng được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế. Vì vậy, cần tăng cường thăm dò tìm kiếm để nâng cao trữ lượng và khả năng khai thác dầu mỏ trong nước, đẩy mạnh tiến độ các nhà máy lọc dầu. Kết hợp hài hòa sản lượng khai thác trong nước và nhập khẩu nhằm kéo dài nguồn cung. Bên cạnh đó cần xây dựng các kho dự trữ dầu chiến lược từ 30 ngày năm 2010 lên 60 ngày dự trữ vào năm 2020.
Nguồn khí dùng cho sản xuất điện, phân bón và các ngành công nghiệp khác, ngoài ra còn sử dụng cho đun nấu. Vì vậy, tăng cường tìm kiếm nguồn khí mới, bao gồm khí đốt truyền thống, khí than và khí đệ tứ. Xây dựng hệ thống đường ống khí liên kết ASEAN. Nhiên liệu than cũng được dùng chủ yếu để sản xuất điện, xi măng và các ngành công nghiệp khác nên đây cũng là nguồn nhiên liệu chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong những năm tới cần giảm sản lượng khai thác than ở vùng mỏ Quảng Ninh và triển khai thăm dò nguồn than ở đồng bằng song Hồng.
Nguồn năng lượng tái tạo cũng cần được quan tâm đúng mức. Theo dự kiến, tỷ lệ năng lượng mới và tái tạo chiếm khoảng 3% trong tổng năng lượng sơ cấp vào năm 2010, tương đương 1,5 triệu TOE và 5% triệu TOE tổng sản lượng sơ cấp vào năm 2020, tương đương 10 triệu TOE.
Khai thác tối đa nguồn thủy điện nhỏ, dưới 30 MW cho mỗi nhà máy, đạt tổng công suất 1000 MW vào năm 2010 và 2000 MW vào năm 2030. Đồng thời, đẩy mạnh việc triển khai các nguồn năng lượng gió, năng lượng mặt trời ở các vùng có ngày nắng nhiều và vùng xa xôi, hải đảo.
Có thể nói, Việt Nam là một nước có nguồn năng lượng đa dạng. Ngành năng lượng trong những năm qua đẫ đạt được những thành tựu đáng kể trong cung cấp năng lượng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy vậy, nước ta vẫn còn là một nước có mức sản xuất và tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người thấp. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển từng bước sang nền kinh tế thị trường. Đối với ngành năng lượng cần có lộ trình xây dựng thị trường năng lượng với các mô hình phù hợp. Thị trường năng lượng và giá cả năng lượng trong nước cần hướng tới hội nhập khu vực và quốc tế.
- Đức Chính