Việc cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh ngay trước thềm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh lịch sử Triều-Mỹ là một phần nằm trong chiến lược cân bằng Mỹ-Trung của Bình Nhưỡng.

Đài phát thanh Sputnik dẫn lời nhận xét của giới chuyên gia cho rằng, khi chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên phát triển vượt bậc trong nhiều năm gần đây, mối quan hệ giữa quốc gia Đông Bắc Á này với Trung Quốc ngày một xấu đi vì Bắc Kinh coi năng lực hạt nhân của Bình Nhưỡng như một nhân tố gây bất ổn định khu vực.

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý việc triển khai các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Bình Nhưỡng sau cuộc gặp của ông với người đồng cấp Mỹ Donald Trump vào tháng 4/2017, mối quan hệ song phương Trung – Triều lại càng xuống dốc hơn.

Tuy nhiên, sau 7 năm duy trì mối quan hệ không mấy mặn nồng với Trung Quốc kể từ khi lên nắm quyền năm 2011, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có chuyến thăm bất ngờ tới Bắc Kinh vào cuối tháng 3 vừa qua, và chưa đầy 1 tháng sau đó ông gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3. Ngay sau đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng tới thăm Triều Tiên trong hai ngày 2-3/5, trở thành quan chức cấp cao nhất của Bắc Kinh tới Triều Tiên trong nhiều năm.

Các chuyên gia chính trị cho rằng, những nỗ lực của Triều Tiên trong việc hàn gắn mối quan hệ với Trung Quốc, trong khi tìm cách thương lượng với Mỹ về tiến trình phi hạt nhân hóa và bình thường hóa quan hệ, là chiến lược cân bằng giữa các cường quốc, cụ thể ở đây là giữa Trung Quốc và Mỹ, của Bình Nhưỡng.

{keywords}
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc gặp lịch sử 27/4 tại khu phi quân sự chia cắt hai miền

Paik Hak-soon - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên thuộc Viện Sejong tại Seoul -  cho biết: “Triều Tiên muốn độc lập, không quá phụ thuộc vào một quốc gia cụ thể nào cả, bao gồm Mỹ hay Trung Quốc. Quá trình cải cách kinh tế trong nước của nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã chứng minh là một thành công. Song tôi nghĩ ông Kim Jong Un hiểu điều này, để phát triển kinh tế toàn diện, bọn họ cũng phải mở rộng nền kinh tế ra thế giới bên ngoài. Họ có thể dễ dàng giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Quốc bằng những dự án đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Đây chính xác là điều mà Triều Tiên mong muốn”.

“Chiến lược tồn tại và phát triển của Triều Tiên trong thế kỷ 21 bắt đầu ngay sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991. Chúng ta đều biết Triều Tiên hưởng lợi khi Trung Quốc và Liên bang Xô viết đối đầu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Triều Tiên áp dụng chiến thuật cân bằng. Khi Liên Xô tan rã, Triều Tiên muốn đưa Mỹ vào chiến thuật này như một thế lực đối đầu với Trung Quốc. Bình Nhưỡng muốn ký một hiệp ước hòa bình để chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên và bình thường hóa quan hệ với Mỹ, thậm chí mở rộng sự hợp tác kinh tế. Với lí do này, Triều Tiên thậm chí còn công nhận việc Mỹ hiện diện quân sự tại Hàn Quốc vào tháng 1/1992, ngay sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ”, chuyên gia Paik Hak-soon đánh giá.

Mối quan hệ lâu năm

Không chỉ điều quân tới hỗ trợ Triều Tiên trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Trung Quốc còn tiếp tục hỗ trợ kinh tế cho Bình Nhưỡng. Trong chuyến thăm Bắc Kinh của nhà lãnh đạo Kim Jong Un vào tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh mối quan hệ truyền thống hữu nghị Trung-Triều là một kho báu đã được các nhà lãnh đạo tiền bối vun đắp.

Giáo sư Paik giải thích: “Mặc dù quan hệ Trung-Triều trông có vẻ căng thẳng thời gian vừa qua, nhưng nó không thay đổi nhiều. Họ cần nhau. Đây chỉ là một thời điểm hiếm hoi trong lịch sử, khi so sánh với năm 1972, lúc quan hệ Mỹ-Trung được cải thiện đáng kể. Lúc đó, Trung Quốc và Triều Tiên thực sự khăng khít với nhau. Cuối cùng Trung Quốc đã chấp nhận yêu cầu do phía Triều Tiên đưa ra liên quan đến Mỹ và đưa vào Thông cáo chung Thượng Hải (giữa Trung Quốc và Mỹ). Đó là vì Trung Quốc phải tính đến những quan ngại và lo lắng của Triều Tiên đối với sự thay đổi đáng kể trong quan hệ quốc tế. Hiện hai nước hợp tác với nhau tại thời điểm quan trọng này là điều tự nhiên”.

Học giả Trung Quốc tin chuyến đi của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Bình Nhưỡng có thể mở đường cho chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Triều Tiên. Tuy nhiên, chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình có thể được sắp đặt sau khi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra.

Vị học giả này cho rằng, mặc dù có dấu hiệu cải thiện quan hệ song phương Trung-Triều, Bắc Kinh vẫn đang ở vị trí bất lợi trong các cuộc đối thoại hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. 

“Vì lợi ích chung giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh, quan hệ song phương được cải thiện rõ rệt. Trung Quốc cuối cùng bước vào căn phòng mà nhiều sự biến đổi quan trọng đang diễn ra. Nhưng so sánh với Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc, Trung Quốc về căn bản vẫn chỉ ngồi một góc phòng". 

Tình hình này không có lợi cho Bắc Kinh vì khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích quốc gia, dù kết quả có ra sao đi chăng nữa”. Giáo sư Paik khẳng định chính Trung Quốc phải điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi chính sách nhanh chóng của Triều Tiên.

“Triều Tiên không chỉ đơn giản là chấp nhận sự đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Trung Quốc đã đầu tư sẵn ở đó. Triều Tiên rõ ràng muốn cân bằng Trung Quốc với Mỹ cùng đồng minh, bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản”.

Giáo sư Paik biện luận rằng cuộc đối thoại song phương giữa Hàn Quốc và Mỹ là một dấu hiệu cho thấy cả hai bên đều quyết tâm giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân. Ông nhận định: “Đối với những nước như Mỹ và Liên Xô trước đây, xét về tự nhiên, thì nếu họ thực sự có ý chí mạnh mẽ trong việc giải quyết một vấn đề, thì họ sẽ chỉ thực hiện điều này thông qua cơ chế song phương. Đó chính là xu hướng. Họ không muốn có các bên khác tham gia đàm phán, bởi họ không muốn có những nhiễu loạn và phức tạp. Hiện nay, chúng ta cần hiểu một thực tế là Tổng thống Mỹ Donald Trump và ông Kim Jong Un đã áp dụng cơ chế song phương trong cuộc đàm phán về vấn đề này. Không có không gian cho các bên thứ ba trong việc dàn xếp vấn đề phi hạt nhân hóa, hiệp ước hòa bình và bình thường hóa quan hệ, cũng như sự nới lỏng trừng phạt”. 

Theo học giả Hàn Quốc, điều này còn phụ thuộc vào việc Trung Quốc có thích nghi được với những thay đổi chính sách của Triều Tiên hay không. Ông nhấn mạnh: “Triều Tiên không chỉ chấp nhận các khoản đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Bình Nhưỡng rõ ràng muốn cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ cùng đồng minh, bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản. Bất chấp sự ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại Triều Tiên gần đây đã giảm đáng kể, Bắc Kinh vẫn duy trì được một sự ảnh hưởng nhất định đối với Bình Nhưỡng. Trung Quốc cần phải thích ứng với sự thay đổi môi trường trên Bán đảo Triều Tiên. Cùng lúc, Triều Tiên cũng không bao giờ tự tách mình qua xa khỏi Trung Quốc”.  

Theo Báo Tin tức

Xem Kim Jong Un dẹp đường cho vợ

Xem Kim Jong Un dẹp đường cho vợ

Tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều lịch sử diễn ra tuần trước, các máy quay đã ghi được cảnh lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gạt một phóng viên ảnh khỏi đường đi của vợ.

Vợ chồng Kim Jong Un thích thú dùng búa ăn món tráng miệng

Vợ chồng Kim Jong Un thích thú dùng búa ăn món tráng miệng

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và vợ là Ri Sol-ju dường như rất thích thú với cách thức thưởng thức món tráng miệng lạ thường ở tiệc tối của hội nghị thượng đỉnh liên Triều.

Triều-Hàn bắt đầu tháo loa tuyên truyền dọc biên giới

Triều-Hàn bắt đầu tháo loa tuyên truyền dọc biên giới

Triều Tiên và Hàn Quốc đã bắt đầu tháo dỡ loa tuyên truyền dọc biên giới theo sau tuyên bố chung mà Tổng thống Moon Jae In và nhà lãnh đạo Kim Jong Un đạt được tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào cuối tuần trước.