Ý kiến của thầy thuốc Đông Y cũng như phía chính quyền địa phương nơi đang diễn ra tình trạng mua bán đỉa về loại sinh vật này.

Chữa bệnh: Đỉa hiếm khi được dùng

Trao đổi với bác sỹ Phí Thị Thái Hà, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương được biết, từ xưa đỉa thường được sử dụng trong các cách chữa bệnh dân gian. Loại sinh vật này được dùng để hút máu độc từ những viết thương. Ngoài ra còn là nguyên liệu để chế một số loại thuốc có tác dụng đánh tan máu huyết bị ứ đọng, trị các trường hợp nổi u, mụn nhọn ...

Tuy nhiên bác sỹ Hà cũng cho biết ngày nay việc đưa đỉa vào các phương pháp chữa bệnh cũng như làm thuốc của Đông y là khá hạn chế. Bởi loài này có độc tính, nếu không sử dụng đúng liều lượng sẽ gây hậu quả khó lường. Đồng thời, hiện nay đã có nhiều dược liệu có công dụng tương tự nên loại sinh vật này hiếm khi được dùng.

Trước tình trạng người dân một số tỉnh miền Bắc đổ xô đi săn bắt đỉa để bán, bác sỹ Hà tỏ ra khá lo ngại. Số lượng đỉa bắt về được bán hết thì không sao nếu người ta không mua nữa, dân mang đổ môi trường sẽ có tác hại rất lớn, bác sỹ Hà cho biết.

{keywords}

Đỉa là loại rất dễ sinh trưởng, dễ thích nghi với môi trường tự nhiên, chỉ cần một khu vực đồng cỏ bỏ hoang hoặc ruộng trũng là có thể phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, tiêu diệt đỉa lại rất khó khăn, chỉ có cách đốt bằng cồn hoặc xăng mới có thể diệt hẳn vì vậy, nếu đỉa xuất hiện với một số lượng lớn thì việc loại trừ sinh vật này sẽ không hề dễ dàng, bác sỹ Hà giải thích.

Ngoài ra, trước các thông tin cho rằng, dù được tán thành thuốc nhưng các tế bào đỉa vẫn có thể còn sống và sinh sôi trong cơ thể người, bác sỹ Hà tỏ ra rất nghi ngờ về tính xác thực. Theo chuyên gia này, quá trình bào chế đỉa thành thuốc phải trải qua nhiều công đoạn như phơi nắng - rang chín - dán mỡ vì vậy, rất khó để xảy ra trường hợp tế bào đỉa còn tồn tại được.

Chính quyền: Không phạm pháp, không cấm được

Trao đổi với ông Phạm Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Đình (Tam Đảo, Vĩnh Phúc), đây cũng là nơi tập trung đầu mối thu mua đỉa lớnở khu vực miền Bắc, được biết tình trạng này đã xuất hiện tại địa phương mình từ năm ngoái, sau một thời gian tạm dừng, tới nay đã tiếp tục diễn ra trở lại.

Ông Lâm cũng cho biết, số lượng người dân đi bắt đỉa ước tính chỉ tầm 100 người trong toàn xã và số đầu mối thu mua là 5 người, tập trung ở hai thôn Đông Hội và Giáp Giang. Người bán chủ yếu đến từ các địa phương khác như như Lào Cai, Yên Bái, Hưng Yên ...

Trên thực tế, chính quyền xã cũng không nắm được số đỉa được thu mua này sẽ được bán đi đâu và với mục đích gì, ông Lâm trình bày.

Mặc dù vậy, xã Đại Đình cũng đã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không nên thu mua đỉa. Cho đến nay, tình trạng mua bán này mặc dù chưa chấm dứt hẳn nhưng đã bớt nhộn nhịp hơn nhiều so với thời gian trước.

Cũng theo ghi nhận của phóng viên, tại những địa điểm săn bắt đỉa phổ biến trong thời gian qua, tiêu biểu là các cánh đồng thuộc khu vực xã Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội) đã vắng bóng hoàn toàn cảnh người người lũ lượt đi lùng đỉa. Tìm hiểu được biết, giờ đây dân săn đỉa đã chuyển dần lên các khu vực Cao Bằng, Lạng Sơn...

Ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, việc người dân đi bắt đỉa để bán không hề vi phạm pháp luật, hơn nữa đây cũng không phải là hàng quốc cấm vì vậy không có chế tài để cấm họ được.

Tuy nhiên, nhận thức rõ việc săn bắt và thu mua đỉa số lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến môi trường cũng như an ninh trật tự trên địa bàn, chính quyền xã đã tiến hành công tác tuyên truyền vận động người dân. Cho tới nay tình trạng săn bắt cũng như mua bán đỉa trên địa bàn xã Cổ Nhuế có thể nói là đã chấm dứt.

(Theo VTC)