Bàn về vai trò tiên phong của Đổi mới trong nông nghiệp đã tác động tích cực đến công cuộc Đổi mới toàn diện, TS. Đặng Kim Sơn trong một cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam cho rằng, nếu công cuộc đổi mới hồi năm 1986 của chúng ta không thành công thì khó hình dung tình hình hôm nay đã diễn biến thế nào! Nhìn chung, nhờ công cuộc đổi mới mở đầu từ ngành nông nghiệp mà KT phát triển, đời sống nhân dân tăng lên, cánh cửa mở rộng với quốc tế, uy tín và độ tin cậy của Việt Nam với thế giới cũng tăng theo.

{keywords}
Chính sách phù hợp đã giúp NN phát huy được lợi thế mà lịch sử dân tộc ta để lại. Đó là tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, là hệ thống thủy lợi khá phát triển, đó là lực lượng nông dân cần cù, sáng tạo trong độ tuổi lao động. Khi được “cởi trói”, người nông dân đã được tự chủ để phát huy lợi thế sẵn có mạnh mẽ nhất…

So với 12 nước trong hệ thống XHCN trước đây thì VN và Trung Quốc là mô hình Đổi mới thành công nhất và cả hai nước đều khởi đầu đổi mới từ lĩnh vực nông nghiệp, từ địa bàn nông thôn.

Nhìn sâu vào bức tranh Đổi mới, mảng sáng nhất là mảng NN. Tại sao như vậy?

Cái ai cũng có thể thấy rõ là nhờ sự phát triển của NN mạnh mẽ, lương thực, thực phẩm không còn là vấn đề đáng lo. Người VN giờ đây không còn lăn tăn chuyện đói nữa. Nỗi lo bây giờ khác xưa rất nhiều. Đây là cái lo của người đã đủ ăn đủ mặc như lo về dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm… Khác xa cái lo ngày xưa.

Nói về KT thì quá rõ. An ninh lương thực của ta được đảm bảo, từ nước đói kém phải nhập gạo triền miên chuyển hẳn sang nước XK mạnh. Trong khi các ngành KT khác như công nghiệp, dịch vụ… được bảo vệ, ưu tiên đầu tư nhưng không ngành nào tạo ra sức mạnh về xuất khẩu đồng thời có sức lan tỏa trong nội địa; trừ vài ngành khai thác tài nguyên như như dầu mỏ, than đá và một số gia công. Riêng NN khác hẳn, giá trị gia tăng đóng góp cho nội địa là cao nhất, tỷ lệ lên tới 50 – 70% trong khi các ngành khác chỉ dưới 10%.

Ngành NN cũng là ngành duy nhất XK đạt 31 tỷ USD và cũng là ngành duy nhất xuất siêu năm sau cao hơn năm trước, trong khi cả nước luôn nhập siêu.  

Điều quan trọng hơn, Đổi mới NN đã tạo ra sự đột phá về tư duy cho Đổi mới toàn diện trong khi trận địa của cơ chế kế hoạch đang tồn tại và đứng vững khắp nơi. Điểm đột phá bước vào cơ chế thị trường nhắm vào khâu lạc hậu nhất, phá cơ chế HTX, đưa kinh tế hộ trở lại.

Từ đây, mặt trận thị trường lan rộng ra, bỏ ngăn sông cấm chợ trên toàn quốc, mở ra tự do hóa thương mại, tiến tới mở cửa hội nhập quốc tế. Đột phá từ đồng ruộng cho đến nông dân, lan từ nông thôn ra thành thị, đến nhà máy, công xưởng. Và, cho đến hôm nay, đột phá từ NN đã lan truyền đến tận các tập đoàn nhà nước, thay đổi dân chủ từ cơ sở, đụng chạm đến cải cách thể chế từ bên trên.

Cho nên, đóng góp vô cùng quan trọng của Đổi mới NN không chỉ vấn đề kinh tế. Quan trọng nhất, đóng góp lớn nhất là đổi mới NN đã đột phá đến tư duy để chúng ta thấy rằng, “đối tượng” chính cần giải phóng là cơ chế thị trường.

Thành công trong Đổi mới của NN lan tỏa ra khắp mọi lĩnh vực, trên nhiều mặt trận là sự thật đáng ghi nhận. NN và nông thôn ổn định giúp xã hội ta ổn định trong một thế giới đầy biến động. Khi an ninh lương thực được đảm bảo, công ăn việc làm của đông đảo cư dân ổn định, thu nhập được cải thiện thì mọi mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ được giải tỏa, người dân yên tâm lo làm ăn. Chúng ta thu hút được đầu tư nước ngoài cũng là nhờ những sự ổn định đó.

Đây là đặc điểm mà nhiều người coi là bình thường. Nhưng nếu nhìn ra các nước vốn có điều kiện hòa bình xung quanh ta thì mới thấy có được ổn định xã hội là không dễ dàng, chưa nói đến ở một số nước có điều kiện bất thuận thì còn phức tạp hơn nhiều.

Đi sâu vào quá trình và kết quả của Đổi mới NN hơn 30 năm qua, có thể nhận diện rất rõ vai trò đặc biệt to lớn của nông nghiệp mà không ngành nào sánh được, đó là xây dựng nên nền tảng vững chắc, ổn định tạo thành động lực để Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Mặc dù một số ngành khác phối hợp hỗ trợ cho nông nghiệp không mạnh, quản lý vĩ mô còn nhiều sai sót nhưng nền tảng NN vững chắc đã như “cột thu lôi” hút nhiều chấn động, trung hòa các mâu thuẫn, giữ cho xã hội dù rung lắc mạnh tới đâu vẫn phát triển một cách ổn định.   

Chúng ta thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó NN bị lung lay thì sẽ như thế nào? Sẽ đổ vỡ nền kinh tế xã hội ngay! Thời gian qua có lúc KT gặp khủng hoảng, bị bế tắc, đầu tư nước ngoài suy giảm, KT tư  nhân khủng hoảng nhưng chưa bao giờ NN lung lay. Nhờ vậy kinh tế có thể suy giảm nhưng xã hội vẫn ổn định.

Trong 35 năm qua, chúng ta đã ba lần vượt qua khủng hoảng lớn, nghiêm trọng nhờ có trụ đỡ vững chắc là NN. Lần thứ nhất là khi phe XHCN rơi vào khủng hoảng ở những năm 1980, Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Lần thứ hai xảy ra vào những năm 1990 cả khu vực Đông Nam Á bị khủng hoảng tài chính. Lần thứ ba cả thế giới bị suy thoái từ năm 2008 đến nay.

Trong những lần đó VN vẫn đứng vững dù kinh tế có lúc suy giảm nhưng không rơi vào khủng hoảng. Bệ đỡ vững chắc NN đã tạo ra điểm tựa cho cả nền KT VN vượt qua nhiều chu kỳ của khủng hoảng kinh tế thế giới.

Trong khi nhiều lĩnh vực đi sau NN nhưng Đổi mới còn chậm, kết quả chưa cao thì NN đi tiên phong lại thành công không chỉ ở khâu đột phá, mở đường mà còn là “trụ đỡ” cho cả nền KT vượt qua khó khăn, khủng hoảng, trước hết, mặc dù chưa phải là hoàn hảo nhưng về cơ bản chính sách NN của chúng ta khá hợp lý. Đó là định hướng chính sách dựa vào thị trường, phát triển thị trường, tạo động lực cho nông dân và doanh nhân NN. Có thể hình dung, nông dân làm được bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu, nhà nước không lấy cái gì cả, kể cả thuế NN nhà nước cũng không thu. Thật ra, cái phần làm được bao nhiêu hưởng bấy nhiêu không phải là lớn lắm đâu, nhưng nó vô cùng quan trọng, đủ sức tạo động lực cho người nông dân.

Chính sách phù hợp đã giúp NN phát huy được lợi thế mà lịch sử dân tộc ta để lại. Đó là tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, là hệ thống thủy lợi khá phát triển, đó là lực lượng nông dân cần cù, sáng tạo trong độ tuổi lao động. Khi được “cởi trói”, người nông dân đã được tự chủ để phát huy lợi thế sẵn có mạnh mẽ nhất…

Thu Hà