- Bộ Tài chính đã công bố những đề xuất về việc giảm phí trước bạ và
chưa thu phí hạn chế phương tiện cá nhân. Nhiều người có ý định mua ôtô đã ngừng
lại chờ quyết định chính thức vì họ tin các giải pháp này sẽ sớm ban hành. Còn
dân kinh doanh thấp thỏm mừng thầm sẽ bán được xe.
Dân buôn ôtô gỡ gạc dịp cuối năm
Công nghiệp ôtô vỡ trận
Bắt chẹt nhà giàu với phí gửi xe ôtô
Kinh doanh ôtô thê thảm
Tin vui chưa trọn vẹn
Bộ Tài chính đã có những đề xuất với Chính phủ các giải pháp tài chính tháo gỡ
khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường năm 2013.
Trong đó, với lĩnh vực ô tô, có 2 giải pháp quan trọng là không thu phí hạn chế
phương tiện giao thông cá nhân đường bộ theo đầu phương tiện. Giảm lệ phí trước
bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi theo hướng: Đối với ô tô đăng ký
lần đầu, mức thu chung là 10%, các địa phương được điều chỉnh tăng không quá 50%
mức quy định chung; đối với ô tô đăng ký lần 2 trở đi, mức thu không quá 2% và
thực hiện thống nhất trên toàn quốc.
Thực tế, đề xuất thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ theo
đầu phương tiện và lệ phí trước bạ tăng tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là những
nguyên nhân chính gây nên sự ảm đạm của thị trường ô tô trong năm 2012.
Đề xuất của Bộ Tài chính được cho là nỗ lực giúp giải cứu thị trường ô tô. Trước
đề xuất này, hải quan cũng đã có một số nỗ lực điều chỉnh kỹ thuật nhằm cởi mở
trong nhập khẩu ô tô để tăng thu ngân sách.
Phân tích về vấn đề này, các DN cho biết, với đề xuất không thu phí hạn chế
phương tiện giao thông cá nhân trên đầu phương tiện, Bộ Tài chính đưa ra chỉ
dành cho năm 2013 thôi hay là ổn định lâu dài? Nếu chỉ là giải pháp cho năm 2013
thì cũng chưa xóa tan tâm lý lo ngại về khoản thu lớn hàng năm đánh vào từng xe.
Đề xuất thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân trên đầu phương tiện là ý
tưởng của Bộ Giao thông Vận tải, sau khi tung ra đã gây "sốc" cho người tiêu
dùng và các DN ô tô, góp phần đẩy thị trường ô tô xuống dốc thê thảm.
Sau khi các DN kêu cứu, Bộ Giao thông Vận tải vào tháng 7/2102 đã có văn bản trả
lời: việc thu các loại phí trên còn phải tham vấn các ý kiến phản biện, dư luận
xã hội, vài ba năm nữa đề án này mới hoàn thành, việc tổ chức thu phí chỉ khả
thi khi nhận được sự đồng thuận của người dân...
Vì thế, nếu Bộ Tài chính cũng chỉ đưa ra đề xuất này cho năm 2013 thôi thì cũng chẳng có ý nghĩa gì bởi Bộ Giao thông Vận tải đã cho biết rồi, đề án này chưa thể hoàn thành, phải đợi vài 3 năm nữa.
Và như vậy người tiêu dùng vẫn chưa thể yên tâm mua xe, vẫn nơm nớp lo chuyện thu phí, bởi khi mua xe rồi mà năm sau bị thu phí thì họ vẫn phải đóng nộp, không thể tránh được.
Giải pháp thứ 2 là việc giảm lệ phí trước bạ về mức chung 10% sẽ làm cho chi phí sở hữu ô tô giảm. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào quyết định của các địa phương. Hiện nay, trừ TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội thì tất cả các địa phương khác trên cả nước đều đang áp dụng mức thu lệ phí trước bạ với ô tô là 10%.
Quyết định tăng lệ phí trước bạ với ô tô từ 10% lên 15% tại TP. Hồ Chí Minh và từ 12% lên 15% tại Hà Nội từ ngày 1/1/2012, đã đẩy chi phí sở hữu ô tô tăng cao khiến nhiều người dân nản lòng, trong khi 2 địa phương này chiếm tới 70% thị trường ô tô cả nước, làm cho thị trường ô tô ảm đạm.
Theo phân tích, sẽ có một số kịch bản xảy ra như sau: Nếu TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội giảm đồng loạt giảm lệ phí trước bạ về 10% thì đây là mức giảm lớn nhất và có tác động lớn nhất đến thị trường ô tô, các mức giảm thấp hơn thì tác động cũng kém hơn. Nếu TP. Hồ Chính Minh vẫn giữ nguyên mức 15% và Hà Nội giảm về 15% thì tác động không đáng kể.
Cần sự ổn định lâu dài
Tuy nhiên với ô tô đăng ký lần 2 trở đi thì có dễ chịu hơn bởi mức phí thấp 2%. Nhiều người băn khoăn như vậy việc chuyển xe có biển ngoại tỉnh về đăng ký tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ như thế nào.
Nếu 2 địa phương này để mức thu lệ phí trước bạ cao 15%, họ có thể lách bằng cách mua xe đăng ký tên người khác tại 1 địa phương có mức thu 10% rồi sau đó chuyển về Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đăng ký lại dưới dạng mua lần 2, thêm 2% lệ phí nữa thì chi phí vẫn thấp hơn.
Thông thường từ đề xuất thực hiện sẽ có một thời gian dài. Tuy nhiên, đề xuất này nằm trong gói giải cứu nền kinh tế, mà đối tượng lớn nhất là ngân hàng và địa ốc thì dân mua và kinh doanh ô tô rất hy vọng sẽ sớm được áp dụng. May ra thì được trước tết đề mua xe đi chơi.
Theo các DN, dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2013 vẫn còn rất khó khăn, người tiêu dùng vẫn thắt chặt chi tiêu, trong khi nhiều DN phải tạm ngừng hoạt động, đóng cửa thì nhu cầu về xe không cao, với những giải pháp trên, họ cho rằng thị trường ô tô không có nhiều khởi sắc.
Năm 2012 Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã có đề xuất gửi các cư quan chức năng đề nghị giải cứ thị trường ô tô, đó là Chính phủ cần tuyên bố sẽ không đề xuất bất kỳ loại phí ôtô nào trong thời gian tới.
Cụ thể là cần huỷ bỏ phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đang đề xuất; tạm dừng thực hiện phí bảo trì đường bộ để giảm bớt khó khăn cho cả DN và người tiêu dùng. Đề nghị giảm mức phí trước bạ xuống một tỉ lệ hợp lý hơn, tương đương khoảng 5% và áp dụng đồng đều trên cả nước.
Bộ Tài chính nghiên cứu và đề xuất Chính phủ giảm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập DN để thúc đẩy cầu tiêu dùng như đã thực hiện trong năm 2009.
Tuy nhiên các cơ quan chức năng đã im lặng trước các đề xuất này, duy nhất có lùi việc thực hiện phí bảo trì đường bộ sang thời điểm 1/1/2013.
Các DN ô tô cho biết, năm 2009 khi kinh tế Việt Nam gặp khó khăn, tuy nhiên không thể khó khăn bằng 2012, vậy nhưng Chính phủ đã có gói giải pháp giải cứu thị trường ô tô với quyết định giảm 50% thuế Giá trị gia tăng ( từ 10% xuống còn 5%) và 50% lệ phí trước bạ (từ 10% và 12% xuống còn 5% và 6%). Và với giải pháp này thì thị trường ô tô đã giữ nguyên được sự sôi động.
Trần Thủy