Thâm nhập vào thế giới kinh doanh đồ “si-đa”, hay còn gọi là hàng thùng, mới biết rằng đây là một thế giới hàng hóa rất phức tạp với lắm chiêu trò.
Có người chuyên làm mới hàng cũ, có người lại muốn làm cũ mặt hàng mới toanh của mình, tất cả chỉ nhằm một mục đích: Nhanh bán được hàng, chóng thu được lời.
Công nghệ “hô biến”
Anh Quang (bán quần áo cũ ở chợ Kim Liên, Hà Nội) gần chục năm nay cho biết: “Hàng thùng về Việt Nam có hai loại: Một loại được chọn lọc rồi đóng gói ở ngay biên giới theo từng chủng loại khác nhau, loại kia được bán theo cân, chất lượng không tốt bằng loại thứ nhất.
Về đến Hà Nội, các chủ hàng thường phân ra các loại hàng còn tốt, xịn được đưa vào các cửa hàng hiệu để bán với giá đắt, có chiếc vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, còn lại mới đem ra chợ giời để tiêu thụ. Bán một thời gian vẫn “đọng hàng” thì lại đẩy về những vùng khác như Cầu Giấy, Gia Lâm, Đông Anh. Họ giữ lại những cái tương đối rồi chuyển về các tỉnh khác”.
Theo lời anh Quang, nắm bắt được tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng nên không ít các cơ sở may gia công tung nhiều hàng giả vào chợ để tự nhận là hàng thùng. Loại hàng này thường không tên tuổi, quần áo được làm cho có vẻ cũ đi rồi trà trộn vào “đứng chung” với hàng thùng. Bên cạnh đó, cũng có một số ít là hàng của các công ty may mặc lớn nhưng bị tồn kho, lỗi mốt, lỗi kỹ thuật, chẳng biết từ đường nào mà bước ra thị trường và được khoác lý lịch hàng “si-đa”.
Ngoài chuyện bán hàng “không si-đa”, tức “làm cũ hàng mới”, còn những “mánh” lới khác khách cũng có thể gặp, thường nhất là chuyện ngược lại: “Làm mới hàng cũ” để bán được giá hơn. Đó là những lô hàng thùng chính gốc nhưng quá cũ hoặc đã xù xì, được người bán... cạo lông (phổ biến là áo thun), trông như mới. Sau khi tân trang lại, khổ chủ khó phát hiện đâu là đồ cũ, mới.
Chỉ đến khi sử dụng một thời gian đồ mới mau xuống sắc. Những món đồ trắng bị ố màu cũng được phù phép bằng thuốc tẩy cực mạnh để chúng như “vừa bóc tem”, mua về sẽ bị mục và nhanh chóng xuống cấp sau vài lần giặt.
Vừa cặm cụi kỳ cọ đôi giày cũ trong chiếc thau xà phòng đã ngả màu, anh Hải - chủ cửa hàng giày dép cũ tại chợ Hàng Da - chia sẻ, giày cũ khi nhập về phải trải qua quá trình làm mới rất công phu. Ban đầu, chúng được giặt sạch rồi đem phơi khô trong vài ngày, khi nắng gắt phải đưa vào nơi râm mát và nhét báo vào bụng giày hút ẩm, không được dùng máy sấy vì da dễ biến dạng. Phải đợi khi giày khô hoàn toàn mới được đánh xi, nếu vội vàng giày sẽ ẩm mốc, không bán được. Nếu bị bung tag (nhãn hiệu) phải may lại theo đường may và màu chỉ cũ.
Mối nguy từ hàng thùng
Giá rẻ, hàng đẹp lại “độc” đã khiến không ít người mua đặt dấu hỏi chấm về nguồn gốc xuất xứ của những mặt hàng này. Còn các chủ hàng thì chỉ nhăn mặt: “Hàng bèo thế này, bán giá cho không, hỏi xuất xứ làm gì? Thích xuất xứ thì vào shop mà mua. Mà chắc đã là hàng xuất xứ đấy?".
Chị Hồng Hạnh - một người bán hàng thùng tại chợ Hàng Da - thừa nhận, vì là hàng thùng nên không ai có thể biết chính xác được nguồn gốc xuất xứ của nó. “Nhưng em cứ yên tâm, vì nếu nó là hàng của người bị bệnh thì cũng đã được dán tem an toàn rồi, vì nếu có lây nhiễm thì bọn chị chết trước. Ngày nào chị cũng tiếp xúc với hàng đống quần áo này. Em nhìn xem, gian hàng có 6m2, chị ngồi, ăn, nằm đều trên đống quần áo này mà da dẻ vẫn “ngon”, có nổi cái mụn nào đâu” - vừa trấn an, chị Hạnh vừa chìa cánh tay ra đảm bảo với khách.
“Tuy giá rất rẻ và mẫu mã cực kỳ đa dạng, phong phú nhưng hàng thùng cũng tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh cho người mua” - bác sĩ Đỗ Văn Thành, nguyên Phó trưởng Khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Trung ương nhận định. Bác sĩ Thành cho rằng, không loại trừ trường hợp chủ nhân trước mắc bệnh về da; hơn nữa, do được bày bán tràn lan trên đường bụi bặm, cộng với việc sử dụng các loại thuốc tẩy cực mạnh để làm mới quần áo cũ, hàng thùng trở thành môi trường tốt cho các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh phát triển
Lời khuyên của bác sĩ Thành là, đối với quần áo, không nên mua các loại quần áo lót hàng thùng vì có nguy cơ bị các bệnh về da liễu. Hơn nữa, khi mua quần áo hàng thùng không nên vì ham rẻ mà chọn đồ quá cũ, vì như thế quần áo thường có mùi ẩm, mốc, xỉn hoặc ố màu. Do đó, nên chọn những loại hàng còn tương đối mới.
Ngoài ra cũng cần chú ý, không nên thử đồ trực tiếp tại cửa hàng, hoặc nếu có thử hãy giữ nguyên quần áo bên ngoài, tránh bị lây các mầm bệnh còn ủ lại trong quần áo. Bởi vì các loại nấm thường ký sinh trên quần áo rất lâu và khó có thể diệt sạch được.
Thêm một lưu ý nữa là sau khi mua quần áo hàng thùng về, nên đưa đến các hiệu giặt là chuyên nghiệp để được hấp diệt khuẩn hoặc nấu qua quần áo và là nóng trước khi mặc. Bởi vì khi mua hàng về, nếu chỉ giặt bình thường và phơi nắng khó có thể diệt được nấm mốc nên khi mặc vào dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
(Theo Pháp Luật Việt Nam)
Có người chuyên làm mới hàng cũ, có người lại muốn làm cũ mặt hàng mới toanh của mình, tất cả chỉ nhằm một mục đích: Nhanh bán được hàng, chóng thu được lời.
Công nghệ “hô biến”
Anh Quang (bán quần áo cũ ở chợ Kim Liên, Hà Nội) gần chục năm nay cho biết: “Hàng thùng về Việt Nam có hai loại: Một loại được chọn lọc rồi đóng gói ở ngay biên giới theo từng chủng loại khác nhau, loại kia được bán theo cân, chất lượng không tốt bằng loại thứ nhất.
Về đến Hà Nội, các chủ hàng thường phân ra các loại hàng còn tốt, xịn được đưa vào các cửa hàng hiệu để bán với giá đắt, có chiếc vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, còn lại mới đem ra chợ giời để tiêu thụ. Bán một thời gian vẫn “đọng hàng” thì lại đẩy về những vùng khác như Cầu Giấy, Gia Lâm, Đông Anh. Họ giữ lại những cái tương đối rồi chuyển về các tỉnh khác”.
Hàng thùng thu hút được sự quan tâm của cả phụ nữ lẫn đàn ông. |
Theo lời anh Quang, nắm bắt được tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng nên không ít các cơ sở may gia công tung nhiều hàng giả vào chợ để tự nhận là hàng thùng. Loại hàng này thường không tên tuổi, quần áo được làm cho có vẻ cũ đi rồi trà trộn vào “đứng chung” với hàng thùng. Bên cạnh đó, cũng có một số ít là hàng của các công ty may mặc lớn nhưng bị tồn kho, lỗi mốt, lỗi kỹ thuật, chẳng biết từ đường nào mà bước ra thị trường và được khoác lý lịch hàng “si-đa”.
Ngoài chuyện bán hàng “không si-đa”, tức “làm cũ hàng mới”, còn những “mánh” lới khác khách cũng có thể gặp, thường nhất là chuyện ngược lại: “Làm mới hàng cũ” để bán được giá hơn. Đó là những lô hàng thùng chính gốc nhưng quá cũ hoặc đã xù xì, được người bán... cạo lông (phổ biến là áo thun), trông như mới. Sau khi tân trang lại, khổ chủ khó phát hiện đâu là đồ cũ, mới.
Chỉ đến khi sử dụng một thời gian đồ mới mau xuống sắc. Những món đồ trắng bị ố màu cũng được phù phép bằng thuốc tẩy cực mạnh để chúng như “vừa bóc tem”, mua về sẽ bị mục và nhanh chóng xuống cấp sau vài lần giặt.
Vừa cặm cụi kỳ cọ đôi giày cũ trong chiếc thau xà phòng đã ngả màu, anh Hải - chủ cửa hàng giày dép cũ tại chợ Hàng Da - chia sẻ, giày cũ khi nhập về phải trải qua quá trình làm mới rất công phu. Ban đầu, chúng được giặt sạch rồi đem phơi khô trong vài ngày, khi nắng gắt phải đưa vào nơi râm mát và nhét báo vào bụng giày hút ẩm, không được dùng máy sấy vì da dễ biến dạng. Phải đợi khi giày khô hoàn toàn mới được đánh xi, nếu vội vàng giày sẽ ẩm mốc, không bán được. Nếu bị bung tag (nhãn hiệu) phải may lại theo đường may và màu chỉ cũ.
Mối nguy từ hàng thùng
Giá rẻ, hàng đẹp lại “độc” đã khiến không ít người mua đặt dấu hỏi chấm về nguồn gốc xuất xứ của những mặt hàng này. Còn các chủ hàng thì chỉ nhăn mặt: “Hàng bèo thế này, bán giá cho không, hỏi xuất xứ làm gì? Thích xuất xứ thì vào shop mà mua. Mà chắc đã là hàng xuất xứ đấy?".
Chuyên gia y tế cho rằng hàng thùng có tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh cho người mua. |
Chị Hồng Hạnh - một người bán hàng thùng tại chợ Hàng Da - thừa nhận, vì là hàng thùng nên không ai có thể biết chính xác được nguồn gốc xuất xứ của nó. “Nhưng em cứ yên tâm, vì nếu nó là hàng của người bị bệnh thì cũng đã được dán tem an toàn rồi, vì nếu có lây nhiễm thì bọn chị chết trước. Ngày nào chị cũng tiếp xúc với hàng đống quần áo này. Em nhìn xem, gian hàng có 6m2, chị ngồi, ăn, nằm đều trên đống quần áo này mà da dẻ vẫn “ngon”, có nổi cái mụn nào đâu” - vừa trấn an, chị Hạnh vừa chìa cánh tay ra đảm bảo với khách.
“Tuy giá rất rẻ và mẫu mã cực kỳ đa dạng, phong phú nhưng hàng thùng cũng tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh cho người mua” - bác sĩ Đỗ Văn Thành, nguyên Phó trưởng Khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Trung ương nhận định. Bác sĩ Thành cho rằng, không loại trừ trường hợp chủ nhân trước mắc bệnh về da; hơn nữa, do được bày bán tràn lan trên đường bụi bặm, cộng với việc sử dụng các loại thuốc tẩy cực mạnh để làm mới quần áo cũ, hàng thùng trở thành môi trường tốt cho các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh phát triển
Lời khuyên của bác sĩ Thành là, đối với quần áo, không nên mua các loại quần áo lót hàng thùng vì có nguy cơ bị các bệnh về da liễu. Hơn nữa, khi mua quần áo hàng thùng không nên vì ham rẻ mà chọn đồ quá cũ, vì như thế quần áo thường có mùi ẩm, mốc, xỉn hoặc ố màu. Do đó, nên chọn những loại hàng còn tương đối mới.
Ngoài ra cũng cần chú ý, không nên thử đồ trực tiếp tại cửa hàng, hoặc nếu có thử hãy giữ nguyên quần áo bên ngoài, tránh bị lây các mầm bệnh còn ủ lại trong quần áo. Bởi vì các loại nấm thường ký sinh trên quần áo rất lâu và khó có thể diệt sạch được.
Thêm một lưu ý nữa là sau khi mua quần áo hàng thùng về, nên đưa đến các hiệu giặt là chuyên nghiệp để được hấp diệt khuẩn hoặc nấu qua quần áo và là nóng trước khi mặc. Bởi vì khi mua hàng về, nếu chỉ giặt bình thường và phơi nắng khó có thể diệt được nấm mốc nên khi mặc vào dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
(Theo Pháp Luật Việt Nam)