Chọn một đề tài gai góc nhưng các bạn học sinh không ngần ngại thuyết trình trước lớp hoàn toàn bằng tiếng Anh một cách đầy tự tin, trôi chảy và giàu thông tin.

Một bạn trình bày về Lịch sử hình thành smartphone, từ những chiếc điện thoại đầu tiên trang bị màn hình cảm ứng, bút cảm ứng cho đến các chức năng camera, chụp ảnh. Bạn khác thử sức với các hệ điều hành di động phổ biến hiện hành... Đây đều là những chủ đề khó, nhiều từ chuyên ngành - khó trình bày cả bằng tiếng Việt chứ đừng nói là tiếng Anh. Chưa kể xen kẽ giữa phần nói, các bạn teen này còn phải thao tác trên bảng điện tử tương tác, bật video clip hoặc infographic... để minh họa.

{keywords}
Một học sinh trình bày về các hệ điều hành di động bằng tiếng Anh trôi chảy

Đấy là một giờ học đặc biệt thuộc Mô hình Lớp học thông minh tại trường PTTH Trần Phú, nơi sự tương tác hai chiều giữa người dạy và học sinh được phát huy, chấm dứt tình trạng nghe - chép thụ động của mô hình học tập truyền thống.

Trong lớp học thông minh này, máy tính bảng và Bảng tương tác điện tử (Interactive whiteboard) được kết hợp với nhau, cùng chạy phần mềm quản lý học tập (Learning Management). Giáo viên cho thể đưa giáo trình hoặc các yêu cầu, đề bài xuống từng học viên từ bảng tương tác điện tử đến từng máy tính bảng.
 
Cũng trên bảng tương tác này, giáo viên có thể quản lý được màn hình tablet của từng học sinh, theo dõi quá trình học tập của từng em, đánh giá các bài thuyết trình hoặc chấm điểm trực tiếp.
 
Ngược lại, học sinh cũng có thể tương tác, trao đổi, hỏi đáp trực tiếp với giáo viên thông qua tablet. Với sự hỗ trợ của kết nối Internet, cả thày và trò đều có thể tra cứu, đối chiếu, tham khảo thông tin ngay trong giờ học.

Mô hình này đã được nhiều quốc gia trên thế giới ứng dụng và đem lại hiệu quả cao cả từ khâu giảng dạy lẫn học tập. Tại Việt Nam, mô hình này đã được thử nghiệm ở một số trường (Hà Nội: 3 trường, TP.HCM: 2 trường và một trường tại Huế), và đã nhận được phản hồi tích cực khi tạo ra sự giao tiếp 2 chiều trong việc truyền đạt và thu nhận kiến thức, tưng tính tự lập, sáng tạo, chủ động cho người học. Các trường được lựa chọn để trang bị lớp học thông minh phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định về hạ tầng, cơ sở vật chất... Trong giai đoạn đầu, mô hình mới áp dụng ở các trường Phổ thông nhưng tới đây sẽ có thể trang bị cả cho cấp Đại học. 

Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Độ đã đánh giá cao về giải pháp Trường học Thông minh Smart School, khẳng định những mô hình như vậy đang góp phần tạo ra nền tảng để hiện thực hóa giấc mơ "Giáo dục công nghệ cao", do đó cần được nhân rộng trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất khi triển khai mô hình chính là vấn đề ngân sách của các trường, bởi tổng vốn đầu tư cho một Lớp học Thông minh có thể lên tới 1 tỷ đồng. 
 
Tuy nhiên, như lời một giáo viên chứng kiến bài thuyết trình ấn tượng của nhóm học sinh nói trên thì điều quan trọng nhất không phải là công nghệ, mà là các nội dung, giáo trình giảng dạy và cách giáo viên - học viên khai thác công nghệ như thế nào. "Các em phải sử dụng tự tin, nhuần nhuyễn tiếng Anh trước, còn công nghệ chỉ mang tính bổ trợ, tăng cường tính chủ động cho các em mà thôi".
{keywords}
...Rồi đánh giá, chấm điểm trực tiếp phần thuyết trình trên máy tính bảng.

Trọng Cầm