Hai khái niệm thường bị các hãng xe sử dụng nhầm lẫn một cách cố ý nhằm mục đích marketing.

Khi nói đến một trong những phân khúc xe lớn nhất và vẫn đang có những phát triển vĩ đại trong ngành công nghiệp ô tô, nhiều người sẽ còn băn khoăn trước hai chủng loại: SUV (Sport Utility Vehicle, tạm dịch: xe thể thao đa dụng) hay crossover?

Tuy có ý kiến nhận định rằng, crossover chỉ là một chiếc SUV được gắn thêm những thuật ngữ makerting thông dụng bởi nhà sản xuất (nhiều nhà sản xuất xe ô tô vẫn tráo đổi 2 cái tên này dựa vào xu hướng của thị trường), nhưng trên thực tế vẫn có những khác biệt lớn giữa hai loại xe này.

{keywords}

Dù có ngoại hình cứng cáp, hiếu chiến nhưng những mẫu xe như Toyota Highlander thực ra chỉ là crossover...

{keywords}

... Trong khi "người anh em" của Highlander, chiếc 4Runner mới là một mẫu SUV đích thực

Xe "cày cuốc" hay chiến binh xa lộ?

Điểm khác biệt đầu tiên phải kể đến là mục đích thiết kế của mỗi loại xe, từ đó quyết định bộ khung gầm: khung gầm xe hơi (car) hoặc khung gầm xe tải (truck).

Crossover chủ yếu được tạo ra để mang đến sự thuận tiện và thoái mái trong cảm giác lái nên được xây dựng trên khung gầm xe hơi. Trong khi những chiếc SUV thì đặc biệt phù hợp với những điều kiện địa hình phức tạp hay những lúc cần chuyên chở trọng tải lớn, do đó được xây dựng trên khung gầm xe tải.

Về thiết kế, những chiếc crossover là thiết kế “unibody”, tức là toàn bộ khung xe và gầm là liền khối. Ngược lại, SUV mang cấu tạo “body on frame” (thân xe trên khung tải) với sự lắp ráp thân xe và khung gầm là 2 phần tách biệt.

{keywords}

Thiết kế khung gầm dạng unibody - khung và gầm liền khối

{keywords}

Thiết kế khung gầm dạng body-on-frame - phần thân xe và phần gầm không liền khối

Điểm mạnh của thiết kế liền khối là trọng lượng nhẹ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn và mang lại cảm giác lái xe mượt mà hơn. Trong khi đó, thiết kế body-on-frame vững bền hơn khi sử dụng lâu dài hay trên những điều kiện địa hình phức tạp.

Có một sự nhầm lẫn khá phổ biến về những chiếc SUV, là nặng nề và rắn chắc hơn thì sẽ an toàn hơn trong các vụ tai nạn. Xét trong một số khía cạnh, điều này không hoàn toàn sai. Bởi do cấu tạo đặc biệt, những chiếu SUV không dễ bị hỏng so với loại có thân xe nhẹ hơn như là crossover trong những va chạm ở tốc độ chậm.

Điều này có nghĩa là nó cũng dễ dàng sửa chữa hơn trong phần lớn các trường hợp. Tuy nhiên, ở những va chạm nghiêm trọng với tốc độ cao, thân và khung xe của những chiếc crossover lại được thiết kế để phân tán lực cũng như dễ “bóp méo” trên nhiều phần, mục đích làm giảm những chấn động cho người ngồi trên xe, do đó giảm đi những va đập so với ngồi trên chiếc SUV.

Lựa chọn khung nền thích hợp

Trong những năm trở lại đây, 2 loại xe này ngày càng tương tự nhau về các tính năng. Nhờ sử dụng vật liệu nhẹ hơn như nhôm, một số loại SUV với thiết kế body-on-frame đã có sự cải thiện về tiết kiệm nhiên liệu.

Trong khi đó, những chiếc crossover hiện nay đã được trang bị hệ thống dẫn động 4 bánh cải tiến, ví sai khóa, khoảng sáng gầm xe (ride height) tùy chỉnh, từ đó cải thiện những hạn chế của kết cấu liền khối truyền thống.

Tuy nhiên, dựa trên những trải nghiệm mà người dùng muốn tận hưởng, lựa chọn một chiếc SUV hay crossover phù hợp sẽ đem lại sự ưng ý nhất.

Với những người muốn tìm kiếm cảm giác băng qua vùng hoang mạc hay đường rừng với tốc độ cao, sự bền chắc của một SUV là lựa chọn lý tưởng. Còn với những người lái muốn lướt xe êm ái trên đường nhựa, thì crossover thực sự rất phù hợp.

(Theo Vinanet)