Sáng sớm ngày thứ Tư vừa qua, Chuck Hagel tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong một buổi lễ nhanh gọn ở Lầu Năm Góc.
TIN BÀI KHÁC:
Lộ diện xe bọc thép lưỡng cư tối tân của Nga
Thực hư chuyện chó bắn người ở Mỹ
Trung Quốc ngột ngạt vì khói bụi
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel |
Bởi ngay lập tức, ông sẽ phải đối mặt với vô số thách thức 'khó nhằn' trong chính sách đối ngoại: dọn sạch bãi chiến trường Afghanitan, đối phó với vấn đề hạt nhân Iran, xử lý cuộc khủng hoảng ở Syria, và giữ bình yên cho nước Mỹ trong bối cảnh ngân sách quốc phòng ngày càng eo hẹp.
Không có việc gì là dễ dàng.
Ngay cả việc bỏ phiếu thông qua vị trí Bộ trưởng Quốc phòng cho Hagel cũng lắm gian nan. Ông từng là nghị sĩ hai nhiệm kỳ của phe Cộng hòa.
Nhưng các đồng nghiệp cũ của ông còn định phong tỏa việc thông qua quyết định này bằng cả những thủ thuật rất kỳ cục, khó chịu.
Thậm chí, một tờ báo bảo thủ còn dẫn lời từ Thượng viện cho rằng Hagel có liên quan tới một tổ chức nghe thì rất ghê, nhưng không tồn tại là "Những người bạn của Hamas".
Chưa hết, có người còn vu cho Hagel là một người phủ nhận thảm kịch Holocaust.
Nhưng rốt cuộc, Hagel cũng có được số phiếu cần thiết là 58 phiếu thuận trên 41 phiếu chống. Tờ New York Times nói rằng trong lịch sử chiếc ghế Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thiết lập từ năm 1947, đây là khoảng cách biệt nhỏ nhất.
Đây dường như là những 'điềm báo' cho thấy mọi việc phía trước đối với Hagel sẽ chẳng mấy dễ chịu.
Thượng Nghị sĩ John Cornyn của bang Texas cho biết: "Ông ấy sẽ nhậm chức với tỉ lệ ủng hộ thấp nhất từ trước tới giờ cho một Bộ trưởng Quốc phòng trong lịch sử hiện đại".
Nhưng khi mà Hagel ra sức tu bổ lại các 'lá chắn', ông sẽ phải xử lý một trong số rất nhiều vấn đề nhạy cảm nhất mà nước Mỹ đang đối mặt trong những năm gần đây.
Iran: Cơn bão quanh các lò phản ứng
Cuộc đàm phán về hạt nhân Iran vừa diễn ra tuần qua tại Kazakhstan giữa nhóm P5+1 (gồm năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và Đức) mà không có nhiều tiến triển.
Iran vẫn một mực bảo vệ quyền phát triển chương trình làm giàu uranium vì mục đích hòa bình; Mỹ và các đồng minh vẫn nhất quyết cho rằng Iran không được phép sở hữu khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân.
Trong phiên điều trần thông qua bổ nhiệm ông Hagel, quan điểm của ông đối với vấn đề Iran đã bị xem xét kỹ lưỡng. Một số người cho rằng dường như ông không nắm rõ quan điểm của chính quyền, và phỏng đoán rằng ông ủng hộ chính sách kiềm chế. Trong khi đó, Tổng thống Obama đã tuyên bố dứt khoát rằng việc kiềm chế không phải là một giải pháp.
Như vậy, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phải sớm hội ý với Nhà Trắng để chắc chẳn rằng Washington có chính sách rõ ràng và nhất quán đề đối thoại với các bên còn lại.
Syria: Phải có bạn
Cuộc nội chiến ở Syria đã khiến 70.000 người thiệt mạng - theo ước tính của Liên Hợp Quốc.
Chính quyền Syria nói rằng để ngỏ khả năng đàm phán với phe nổi dậy. Còn Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tham gia vào cuộc gặp 'Những người bạn của Syria' với các lãnh đạo Liên minh Đối lập Syria.
Cuối cùng, ông Kerry cũng đưa ra tuyên bố ám chỉ việc Mỹ sẽ suy nghĩ nghiêm túc về việc trang bị vũ khí cho phe đối lập.
Nếu như các 'bước tiếp theo' mà ông Kerry nói bao gồm việc viện trợ quân sự trực tiếp cho phe đối lập, ông Hagel cũng sẽ phải tham gia.
Năm ngoái, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cùng với cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và giám đốc CIA David Petraeus đã cố thuyết phục Nhà Trắng việc vũ trang cho phe đối lập Syria, nhưng ý tưởng này bị bác bỏ.
Nhưng với việc tình hình tại Syria ngày một xấu đi, có thể Tổng tư lệnh Barack Obama sẽ xem xét lại các phương án của mình.
Afghanistan: Chiến thắng là đây sao?
Mỹ đang trong quá trình rút phần lớn quân đội ra khỏi Afghanistan. Hết năm 2014, mọi sứ mệnh chiến đấu tại chiến trường Afghanistan sẽ kết thúc.
Nhưng Washington nói rằng họ sẽ không từ bỏ mặc Afghanistan rơi vào định mệnh mờ mịt và không có gì chắc chắn.
Vấn đề đối với quốc gia này hiện nay là liệu quân đội Afghanistan đã sẵn sàng tiếp quản nhiệm vụ gìn giữ an ninh sau khi lực lượng nước ngoài rút đi hay chưa. Các chuyên gia về an ninh nói rằng các nỗ lực huấn luyện 'về cơ bản là đã thất bại'.
Thêm vào đó, con số thống kê thật về số các vụ tấn công mà Taliban nhằm vào quân đội nước ngoài đã bị làm sai lệch 7%.
Câu hỏi trọng tâm nhất vào lúc này là bao nhiêu 'cố vấn' nước ngoài sẽ được giữ lại Afghanistan.
Ông Hagel sẽ phải làm sáng tỏ một số khía cạnh trong vấn đề gây tranh cãi này. Còn nếu ngân sách của ông bị cắt bỏ, ý kiến của ông bị gạt ra ngoài lề thì viễn cảnh quả là rất tệ.
Việc 'thu hồi nợ tạm thời': tổn thất lớn
Ông Hagel nhậm chức chỉ hai ngày trước khi kỳ 'thu hồi nợ tạm thời' giáng xuống.
Kết quả từ các tranh cãi gay gắt giữa Nhà Trắng và Quốc hội trong mùa hè 2011 là các khoản ngân sách cắt giảm và giáng mạnh vào Bộ Quốc phòng.
Nếu không thể đảo ngược tình thế, ông Hagel sẽ phải chứng kiến cảnh 47 tỉ USD 'bốc hơi' trong ngân sách dành cho Lầu Năm Góc chỉ riêng trong năm nay.
Thực tế đó sẽ khiến một số chương trình quốc phòng bị ngừng lại, và khoảng 800.000 công nhân quốc phòng dân sự phải nghỉ việc.
Hagel từng nói rằng ngân sách Bộ Quốc phòng đã bị 'thổi phồng' lên và cần được 'cắt giảm'.
Giờ đây, ý nguyện đó của ông đã thành hiện thực, nhưng có thể thấy là rất khắc nghiệt và đầy chông gai.
- Lê Thu (theo GP)