- Muốn chống tham nhũng
thành công, không thể chỉ dựa vào những nỗ lực của các cơ quan nhà
nước mà nhất thiết phải phát huy được vai trò, trách nhiệm và có được sự
tham gia, ủng hộ tích cực của toàn xã hội - theo Phó Tổng Thanh tra
Chính phủ Trần Đức Lượng.
Ông Lượng phát biểu tại lễ khai mạc Chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam (VACI) năm 2011 sáng 16/8 tại Hà Nội - một chương trình kêu gọi ý tưởng chống tham nhũng từ cộng đồng, xã hội.
Với chủ đề “Tăng cường liêm chính công và thực thi pháp luật góp phần phòng chống tham nhũng hiệu quả”, VACI 2011 đặt mục tiêu nâng cao nhận thức về pháp luật phòng, chống tham nhũng trong cộng đồng và phát huy vai trò, trách nhiệm của quần chúng nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Tham nhũng vẫn nghiêm trọng
Ông Lượng cho biết, với quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam trong thời gian qua tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã có bước kiềm chế.
Tuy nhiên, ông Lượng nhận định “mặc dù có nhiều cố gắng, quyết tâm
nhưng nhìn chung, tình hình tham nhũng ở Việt Nam hiện vẫn còn nghiêm
trọng và diễn biến phức tạp, tệ nạn tham nhũng vẫn là vấn đề bức xúc, là
mối quan tâm lớn của xã hội và vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự
tồn vong của chế độ”.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, muốn chống tham nhũng thành công thì không thể chỉ dựa vào những nỗ lực của cơ quan nhà nước mà nhất thiết phải phát huy được vai trò, trách nhiệm và có được sự tham gia, ủng hộ tích cực của toàn xã hội. Do đó, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích, kêu gọi người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội tham gia phòng, chống tham nhũng.
“Nhiều tấm gương điển hình trong việc tố cáo, phát hiện các vụ tiêu cực, tham nhũng đã được biểu dương, khen thưởng kịp thời. Nhiều sáng kiến, góp ý từ các cá nhân, tổ chức đã được thể chế hóa thành chính sách, pháp luật để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng”, ông Lượng khẳng định.
Từ 160 đề án dự thi Chương trình VACI 2011, ban giám khảo vòng sơ khảo đã chọn lựa được 60 đề án vào vòng chung khảo. Tối thiểu 20 đề án xuất sắc nhất sẽ được tài trợ kinh phí thực hiện, mức tối đa là 290 triệu đồng.
Buổi tọa đàm “Đấu tranh phòng chống tham nhũng trong cộng đồng” và lễ trao giải cho các đề án xuất sắc nhất sẽ diễn ra sáng 17/8.
Trao đổi với VietNamNet, bà Fiona Lappin, trưởng đại diện văn phòng Phát triển Quốc tế Anh (DFID) cho rằng Việt Nam đã có khung pháp lý khá hoàn chỉnh, rộng lớn liên quan đến phòng, chống tham nhũng, trong đó là thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Theo bà, việc triển khai, thực thi luật hiệu quả trong thực tiễn là điều cốt lõi, bằng chứng cho thấy Việt Nam nỗ lực hành động trong cuộc chiến chống tham nhũng, thực thi cam kết bảo vệ xã hội. Cần đảm bảo việc áp dụng và thực thi hiệu quả các chính sách, pháp luật trên thực tế, đặc biệt ở một số địa phương, cơ sở. Để thực thi hiệu quả, cơ quan công quyền phải đảm bảo trách nhiệm giải trình, minh bạch trong khi người dân có quyền hưởng thụ dịch vụ công tốt.
Nói "không" với văn hóa phong bì
Đó là một trong những đề án tham dự Chương trình VACI 2011 của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng. Nhóm chuyên gia của trung tâm này ghi nhận một điều tra 85% người được hỏi nhận thấy các hành vi tham nhũng từ mức độ nhỏ đến lớn xảy ra trong quá trình sử dụng các dịch vụ y tế tại tuyến trung ương, 65% nhận thấy các hành vi này tại tuyến thấp hơn. Trong khi đó, 73% người được hỏi thừa nhận có biểu hiện vi phạm y đức, trong số đó cứ 10 người thì 1 người ở mức độ thường xuyên (2006-2009).
Đề án này đề xuất khá nhiều sáng kiến về mặt truyền thông để nói "không" với văn hóa phong bì, trong đó có việc quay băng đối tượng nhũng nhiễu, nhận phong bì để công chiếu trên truyền hình cả nước.
Cùng với đề án trên, nhiều đề án đưa ra các ý tưởng chống tham nhũng như điều chế vắc xin phòng chống tham nhũng tại Việt Nam, cải tiến quy trình tuyển chọn hiệu trưởng trường tiểu học, nâng cao tính minh bạch và quyền tiếp cận thông tin cho người dân thông qua hệ thống Navi Callcenter for citizen giá thành 200 đồng, dựa vào cộng đồng giám sát chương trình kinh tế - xã hội để chống tham nhũng, hộ gia đình tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng...
Linh Thư
Ông Lượng phát biểu tại lễ khai mạc Chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam (VACI) năm 2011 sáng 16/8 tại Hà Nội - một chương trình kêu gọi ý tưởng chống tham nhũng từ cộng đồng, xã hội.
Với chủ đề “Tăng cường liêm chính công và thực thi pháp luật góp phần phòng chống tham nhũng hiệu quả”, VACI 2011 đặt mục tiêu nâng cao nhận thức về pháp luật phòng, chống tham nhũng trong cộng đồng và phát huy vai trò, trách nhiệm của quần chúng nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Tham nhũng vẫn nghiêm trọng
Ông Lượng cho biết, với quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam trong thời gian qua tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã có bước kiềm chế.
Các đề án Sáng kiến phòng chống tham nhũng xuất sắc nhất sẽ được công bố sáng 17/8 tại Hà Nội |
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, muốn chống tham nhũng thành công thì không thể chỉ dựa vào những nỗ lực của cơ quan nhà nước mà nhất thiết phải phát huy được vai trò, trách nhiệm và có được sự tham gia, ủng hộ tích cực của toàn xã hội. Do đó, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích, kêu gọi người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội tham gia phòng, chống tham nhũng.
“Nhiều tấm gương điển hình trong việc tố cáo, phát hiện các vụ tiêu cực, tham nhũng đã được biểu dương, khen thưởng kịp thời. Nhiều sáng kiến, góp ý từ các cá nhân, tổ chức đã được thể chế hóa thành chính sách, pháp luật để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng”, ông Lượng khẳng định.
Từ 160 đề án dự thi Chương trình VACI 2011, ban giám khảo vòng sơ khảo đã chọn lựa được 60 đề án vào vòng chung khảo. Tối thiểu 20 đề án xuất sắc nhất sẽ được tài trợ kinh phí thực hiện, mức tối đa là 290 triệu đồng.
Buổi tọa đàm “Đấu tranh phòng chống tham nhũng trong cộng đồng” và lễ trao giải cho các đề án xuất sắc nhất sẽ diễn ra sáng 17/8.
Trao đổi với VietNamNet, bà Fiona Lappin, trưởng đại diện văn phòng Phát triển Quốc tế Anh (DFID) cho rằng Việt Nam đã có khung pháp lý khá hoàn chỉnh, rộng lớn liên quan đến phòng, chống tham nhũng, trong đó là thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Theo bà, việc triển khai, thực thi luật hiệu quả trong thực tiễn là điều cốt lõi, bằng chứng cho thấy Việt Nam nỗ lực hành động trong cuộc chiến chống tham nhũng, thực thi cam kết bảo vệ xã hội. Cần đảm bảo việc áp dụng và thực thi hiệu quả các chính sách, pháp luật trên thực tế, đặc biệt ở một số địa phương, cơ sở. Để thực thi hiệu quả, cơ quan công quyền phải đảm bảo trách nhiệm giải trình, minh bạch trong khi người dân có quyền hưởng thụ dịch vụ công tốt.
Nói "không" với văn hóa phong bì
Đó là một trong những đề án tham dự Chương trình VACI 2011 của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng. Nhóm chuyên gia của trung tâm này ghi nhận một điều tra 85% người được hỏi nhận thấy các hành vi tham nhũng từ mức độ nhỏ đến lớn xảy ra trong quá trình sử dụng các dịch vụ y tế tại tuyến trung ương, 65% nhận thấy các hành vi này tại tuyến thấp hơn. Trong khi đó, 73% người được hỏi thừa nhận có biểu hiện vi phạm y đức, trong số đó cứ 10 người thì 1 người ở mức độ thường xuyên (2006-2009).
Đề án này đề xuất khá nhiều sáng kiến về mặt truyền thông để nói "không" với văn hóa phong bì, trong đó có việc quay băng đối tượng nhũng nhiễu, nhận phong bì để công chiếu trên truyền hình cả nước.
Cùng với đề án trên, nhiều đề án đưa ra các ý tưởng chống tham nhũng như điều chế vắc xin phòng chống tham nhũng tại Việt Nam, cải tiến quy trình tuyển chọn hiệu trưởng trường tiểu học, nâng cao tính minh bạch và quyền tiếp cận thông tin cho người dân thông qua hệ thống Navi Callcenter for citizen giá thành 200 đồng, dựa vào cộng đồng giám sát chương trình kinh tế - xã hội để chống tham nhũng, hộ gia đình tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng...
Linh Thư