Nhật báo South China Morning Post xác nhận thông tin ông Raymond Lee Man Chun - chủ tịch và đồng sáng lập của Tập đoàn sản xuất giấy Lee & Man Paper - và vợ của ông, đã mua tài sản thông qua công ty tư nhân Winner Progress Limited.
American International Assurance, người bán bất động sản ba tầng tại số 8 đường Headland, đã trả 20,2 triệu đô la Hồng Kông cho nó vào năm 1985. Đến nay, giá căn nhà được giao dịch lên đến 1,45 tỷ đô la HK.
Mỗi căn hộ có diện tích trung bình 230m2, có giá tới 65.000 đô la Hồng Kông mỗi m2 một mức giá được cho là khá hợp lý. Đây chắc chắn là giao dịch lớn nhất trong thị trường bất động sản hạng sang năm nay!
Nhu cầu nhà ở vẫn còn mạnh đối với những ngôi nhà siêu sang ở Hồng Kông do nguồn cung hạn chế. Vịnh nước cạn Repulse, ở phía nam đảo Hồng Kông, là một trong những khu dân cư đắt đỏ nhất thế giới.
American International Assurance, người bán bất động sản ba tầng tại số 8 đường Headland, đã trả 20,2 triệu đô la Hồng Kông cho nó vào năm 1985. Đến nay, giá căn nhà được giao dịch lên đến 1,45 tỷ đô la HK |
Ông Lee, 47 tuổi, là một nhà đầu tư trong thị trường bất động sản hạng sang trong nhiều năm. Ông đã trả 176 triệu đô la Hồng Kông vào năm 2007 cho một ngôi nhà ở khu phố The Peak, bán nó với giá 420 triệu đô la Hồng Kông vào năm 2015.
Tập đoàn Lee & Man được thành lập vào năm 1994, doanh số năm 2018 đạt 4,88 tỷ đô la Hồng Kông.
Công ty TNHH Giấy Lee & Man được thành lập vào năm 1994, từ một Công ty với qui mô sản xuất nhỏ đã phát triển thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về sản xuất bột giấy và giấy bao bì carton. Tập đoàn chủ yếu sản xuất sản phẩm giấy carton lớp mặt và giấy lớp sóng medium với các qui cách đa dạng, cung cấp cho rất nhiều các công ty sản xuất bao bì, thùng hộp khác nhau.
Tập đoàn hiện đang có 5 nhà máy sản xuất tại Trung Quốc Đại Luc. Ngoài ra, vào năm 2007 Tập đoàn đã thành lập nhà máy sản xuất tại Việt Nam, Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam ra đời.
Theo Pháp luật Việt Nam
Giật mình nơi 'nhịn ăn mặc' 21 năm mới có thể mua nhà
- Mặc dù thị trường bất động sản ở Hong Kong (Trung Quốc) đã có dấu hiệu "hạ nhiệt" nhưng việc thành phố này mất danh hiệu thị trường có giá nhà ở đắt đỏ nhất thế giới là mong manh.