Nội dung chính:
"Vệ sĩ chạy bộ" của ông Kim
Quan hệ kinh tế song phương
Hai nước đã ký nhiều hiệp định quan trọng như, gần đây có Hiệp định thương mại (tháng 5/2002), Hiệp định tương trợ tư pháp (tháng 5/2002), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (tháng 5/2002), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (tháng 5/2002).
Về thương mại, kim ngạch thương mại 2 chiều năm 2014 của Việt Nam và Triều Tiên đạt 8 triệu USD, năm 2015 đạt 11,6 triệu USD (trong đó xuất khẩu sang Triều Tiên là 6,13 triệu USD, nhập khẩu từ Triều Tiên là 5,47 triệu USD). Năm 2016, tổng giá trị thương mại đạt 2,99 triệu USD và toàn bộ số đó là kim ngạch xuất khẩu của ta sang Triều Tiên. Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu sang Triều Tiên 7,322 triệu USD (chủ yếu là thực phẩm, bánh kẹo); 9 tháng đầu năm 2018, xuất sang Triều Tiên 497.000 USD và không có số liệu nhập khẩu từ Triều Tiên.
Về hợp tác liên doanh, từ năm 1993, khánh thành giai đoạn 1 Nhà máy ươm tơ tằm (vốn khoảng 3,5 triệu USD) ở Hải Dương, với nguyên liệu do ta cung cấp và máy móc (nhập từ Nhật) do phía Triều Tiên cung cấp. Năm 1994, phía Việt Nam rút khỏi liên doanh, chỉ còn phía Triều Tiên kinh doanh độc lập. Năm 2001 Triều Tiên đã bán Nhà máy cho phía Việt Nam.
Việt Nam chưa có dự án đầu tư tại Triều Tiên.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Kim Jong Un
Sau cuộc hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã hội kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ.
-
Đội vệ sĩ di chuyển trước tới trụ sở Văn phòng Chính phủ
Trong lúc ông Kim hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đội vệ sĩ thường chạy theo xe của ông đã di chuyển trước sang trụ sở Văn phòng Chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tiếp Chủ tịch Kim Jong Un vào lúc 17h.
Ảnh: Thuận Thắng.
Báo Triều Tiên ca ngợi kinh tế Việt Nam
Trong lúc ông Kim đang ở Việt Nam, tờ Rodong Sinmun đã cho đăng bài xã luận nhan đề "Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế", ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam nhằm tăng đầu tư phát triển nông nghiệp, tận dụng các lợi thế địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
"Ngày nay, Đảng và Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cải cách kinh tế đồng thời tập trung củng cố thiết chế xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đang có tiềm năng khổng lồ cho phát triển kinh tế", tờ Rodong Sinmun nhận định.
Trong quá khứ, Triều Tiên là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 31/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến thăm Triều Tiên vào tháng 7/1957 trong khi Chủ tịch Kim Nhật Thành hai lần thăm Việt Nam vào các năm 1958 và 1964.
Hội đàm song phương Việt - Triều
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ chủ trì cuộc hội đàm song phương.
Việt - Triều là hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, Triều Tiên là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Tuy nhiên, lần gần đây nhất một lãnh đạo cấp cao nhất của Triều Tiên thăm chính thức Việt Nam đã hơn 60 năm, là vào năm 1958 với chuyến thăm của Chủ tịch Kim Nhật Thành (chuyến thăm sau đó của ông Kim Nhật Thành không phải là thăm chính thức).
Ảnh: Phạm Thắng.
Hai nhà lãnh đạo bước vào hội đàm
Ảnh: Phạm Thắng.
Sau khi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng giới thiệu với nhà lãnh đạo Kim Jong Un các quan chức Việt Nam, hai nhà lãnh đạo tiến vào phòng hội đàm.
Ảnh: Thuận Thắng.
-
Ảnh: Hoàng Hà.
Sau phần lễ đón, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và nhà lãnh đạo Kim Jong Un bước vào phần hội đàm.
- Ảnh: Thuận Thắng/Hoàng Hà
-
Nghi lễ thượng cờ tại Phủ Chủ tịch
Lễ đón bắt đầu tại Phủ Chủ tịch bằng nghi thức thượng cờ, sau đó Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và nhà lãnh đạo Kim Jong Un cùng duyệt đội danh dự.
Ảnh: Hoàng Hà.
Ông Kim Jong Un đến Phủ Chủ tịch
Xe của ông Kim Jong Un đến phủ chủ tịch giữa hai hàng thiếu nhi đứng vẫy cờ Việt - Triều. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra đón ông Kim Jong Un ở cửa xe.
-
Xe của ông Kim Jong Un lăn bánh rời Melia
Đoàn xe của nhà lãnh đạo Triều Tiên đã rời khỏi khách sạn Melia để di chuyển đến Phủ Chủ tịch.
-
Các đội nghi lễ vào vị trí
Các đội hình nghi lễ phục vụ cho lễ đón nhà lãnh đạo Triều Tiên trong lễ đón đã bắt đầu vào vị trí.
Ảnh: Hoàng Hà.
-
Quan chức Triều Tiên bên trong Phủ Chủ tịch
Bên trong Phủ Chủ tịch, phái đoàn các quan chức Triều Tiên đã có mặt và đang đợi ông Kim Jong Un. Trong nhóm quan chức này có bà Hyon Song Wol, Phó trưởng ban Tuyên giáo đảng Lao động Triều Tiên.
Ảnh: Phạm Thắng.
Đoàn xe của ông Kim Jong Un vào vị trí, chuẩn bị di chuyển
Chiếc xe limousine của ông Kim Jong Un đã di chuyển đến trước cửa khách sạn Melia, chuẩn bị đón nhà lãnh đạo Triều Tiên. Đội vệ sĩ của ông Kim cũng đã xuất hiện.
Người dân chuẩn bị đón ông Kim
Nhiều người dân đã tập trung về khu vưc trước cửa Phủ Chủ tịch để chào đón ông Kim Jong Un.
Ảnh: Hoàng Hà.
-
Phấn đấu trở thành "cường quốc kinh tế"
Sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), Triều Tiên tranh thủ sự hỗ trợ của Liên Xô và Trung Quốc, duy trì và phát triển nền kinh tế tập trung xã hội chủ nghĩa, thu được một số thành tựu nhất định trong thập niên 1960 và 1970, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng, khai khoáng, công nghiệp nặng... Sau khi Liên Xô tan rã, Triều Tiên gặp nhiều khó khăn, nhất là về năng lượng và lương thực.
Sau khi lên nắm quyền, ông Kim Jong Un đề ra Chiến lược phát triển mới ("Song tiến") với 2 trọng tâm là phát triển kinh tế kết hợp tăng cường tiềm lực hạt nhân quốc gia. Tại Đại hội lần thứ VII đảng Lao động Triều Tiên (năm 2016), Triều Tiên nhấn mạnh phải tập trung tổng lực để xây dựng cường quốc kinh tế; đề ra Chiến lược phát triển đất nước 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu đưa Triều Tiên trở thành “cường quốc kinh tế” tự lực, tự cường, lấy khoa học công nghệ làm đòn bẩy với một số chính sách kinh tế lớn.
Ảnh: KCNA.
An ninh thắt chặt trước lễ đón
Xe dẫn đoàn xuất hiện
Xe dẫn đoàn vừa đi qua khu vực gần Phủ Chủ tịch. Nhiều người dân và du khách đã đổ về khu vực này, đứng sau những tấm rào chắn được lực lượng an ninh dựng lên.
Ảnh: Quỳnh Trang.
Kiểm tra an ninh tại nơi ông Kim ở
Khách vẫn ra vào bình thường tại khách sạn Melia, nơi nhà lãnh đạo Triều Tiên đang lưu trú. Tuy nhiên, tất cả đều phải qua kiểm tra an ninh nghiêm ngặt.
Ảnh: Phạm Hiệp.
Dấu mốc tương tự năm 1958
Cựu đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Dương Chính Thức nói rằng lần cuối cùng một nguyên thủ quốc gia của Triều Tiên thăm Việt Nam là năm 1958, tức đã hơn 60 năm, quan hệ Việt - Triều mới có một dấu mốc tương tự.
"Lần duy nhất ông Kim Nhật Thành thăm chính thức Việt Nam là năm 1958. Sau đó, ông Kim Yong Nam, chủ tịch Thường vụ Quốc hội - chức danh được xem là nguyên thủ, có thăm chính thức Việt Nam vào năm 2001, nhưng chuyến thăm của một người lãnh đạo đảng, người cao nhất và tương đương với ông Kim Nhật Thành năm xưa thì phải đợi đến lần này", ông Thức nói với Zing.vn.
Trong ảnh, Người dân thủ đô chào đón đoàn xe chở lãnh đạo Kim Nhật Thành. Ông sang thăm Việt Nam từ ngày 28/11-2/12/1958. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Cấm đường trước Lăng Bác
Các tuyến đường đi qua Lăng Bác đã được phong tỏa.
Ảnh: Quỳnh Trang.
Không khí trước lễ đón
Trên đường Điện Biên Phủ gần Phủ Chủ tịch, nơi sẽ diễn ra lễ đón chính thức nhà lãnh đạo Kim Jong Un chiều nay, lực lượng an ninh đã có mặt và phóng viên cũng bắt đầu tập trung. Các tuyến đường xung quanh và khu vực công cộng được trang trí quốc kỳ hai nước Việt Nam và Triều Tiên.
Ảnh: Quỳnh Trang.
Viện trợ của Việt Nam cho Triều Tiên
Về viện trợ của Việt Nam cho Triều Tiên, năm 1995, Việt Nam viện trợ 100 tấn gạo, năm 1997: 13.000 tấn gạo, năm 2000: 1.000 tấn gạo, năm 2001: 5.000 tấn gạo, năm 2002: 5.000 tấn gạo, năm 2005: 1.000 tấn gạo và 5 tấn cao su nguyên liệu, năm 2007: 50.000 USD (viện trợ khẩn cấp) và 2.000 tấn gạo, năm 2009: 3.000 tấn gạo, năm 2010: 500 tấn, năm 2011: 200 tấn và năm 2012: 5.000 tấn, năm 2016: 70.000 USD (viện trợ lũ lụt).
Truyền thông Triều Tiên đưa tin về kết quả hội nghị Mỹ - Triều
Báo Rodong Sinmun của đảng Lao động Triều Tiên hôm 1/3 đã dành 2 trang đầu để đưa tin về hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Hà Nội. Bài viết đăng nhiều hình ảnh về cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump, nói sự kiện "có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng lòng tin".
Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) đề cập nhiều lần đến các mục tiêu của hội nghị như xây dựng mối quan hệ mới và "phi hạt nhân hóa hoàn toàn" bán đảo Triều Tiên.
Cuộc đàm phán ngày 28/2 "là dịp quan trọng để làm sâu sắc sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, đưa quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới", và hai bên cũng sẽ "tiếp tục các cuộc đối thoại để giải quyết các vấn đề được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh Hà Nội", KCNA tường thuật.
Ảnh: NK News.
Dấu ấn trong quan hệ song phương
"Việc ông Kim Jong Un thăm chính thức tới Việt Nam sẽ là một sự kiện hết sức quan trọng trong lịch sử quan hệ song phương, vì đây là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên tới Việt Nam kể từ chuyến thăm của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành tới Hà Nội năm 1964 (đây là chuyến thăm không chính thức - PV)", tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS - Yusof Ishak Institute) tại Singapore, nhận định với Zing.vn.
Ảnh: Thuận Thắng.
"Người ta bỏ tiền ra nuôi mình học"
Trong ký ức của ông Dương Chính Thức, nguyên đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên (nhiệm kỳ 1992-1996), sự kiện ông Kim Nhật Thành đến Hà Nội năm 1958 là sự kiện rất lớn, dù khi đó ông mới chỉ là một cậu bé bắt đầu vào học cấp ba.
"Lúc đấy mình chưa có sân bay Nội Bài đâu, mà ông Kim bay đến sân bay Gia Lâm. Người dân ra đón đông lắm, đứng rải khắp hai bên đường từ Gia Lâm về trung tâm Hà Nội", ông kể với Zing.vn trong một cuộc phỏng vấn trước khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un lên đường sang Việt Nam.
Trong chuyến đi đó, ông Kim Nhật Thành đã đến thăm nhà máy dệt Nam Định, một trong những cơ sở sản xuất công nghiệp đi đầu ở miền Bắc thời kỳ đó. Đến năm 1964, khi đến Việt Nam lần hai, nhà lãnh đạo đến thăm vịnh Hạ Long.
Cựu đại sứ nói ông luôn biết ơn việc Triều Tiên đã từng hết lòng giúp đỡ Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất. Bản thân ông cũng là người "chịu ơn" Triều Tiên khi học tập và làm việc tại đây trong 22 năm.
"Triều Tiên là nơi tôi được học tập, đào tạo và sau đó sống rất lâu, và nó như là một nơi để lại nhiều tình cảm, nên ấn tượng của mình về nơi đó là không thể quên được", ông nói. "Chính phủ và nhân dân Triều Tiên nuôi chúng tôi học. Người ta bỏ tiền ra nuôi mình học và đấy là cách họ giúp Việt Nam".
Ảnh: Quỳnh Trang.
Quan hệ thương mại song phương
Hai nước đã ký nhiều hiệp định quan trọng như, gần đây có Hiệp định thương mại (tháng 5/2002), Hiệp định tương trợ tư pháp (tháng 5/2002), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (tháng 5/2002), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (tháng 5/2002).
Về thương mại, kim ngạch thương mại 2 chiều năm 2014 của Việt Nam và Triều Tiên đạt 8 triệu USD, năm 2015 đạt 11,6 triệu USD (trong đó xuất khẩu sang Triều Tiên là 6,13 triệu USD, nhập khẩu từ Triều Tiên là 5,47 triệu USD). Năm 2016, tổng giá trị thương mại đạt 2,99 triệu USD và toàn bộ số đó là kim ngạch xuất khẩu của ta sang Triều Tiên.
Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu sang Triều Tiên 7,322 triệu USD (chủ yếu là thực phẩm, bánh kẹo); 9 tháng đầu năm 2018, xuất sang Triều Tiên 497.000 USD và không có số liệu nhập khẩu từ Triều Tiên.
Một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ với Việt Nam
Việt Nam và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 31/1/1950, Triều Tiên là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến thăm Triều Tiên vào tháng 7/1957 trong khi Chủ tịch Kim Nhật Thành hai lần thăm Việt Nam vào các năm 1958 và 1964.
Trong ảnh, ông Kim Nhật Thành (phải) và ông Lê Duẩn (giữa, không đội mũ) trên tàu thăm phong cảnh vịnh Hạ Long, Quảng Ninh vào năm 1964. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh.