Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhấn mạnh trong chương trình hoạt động của Ban chỉ đạo, những việc liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 là ưu tiên số một.
Hôm nay (5/10), Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011-2016 họp phiên thứ nhất, thảo luận và cho ý kiến về chế độ, chương trình công tác, quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Các thành viên của Ban chỉ đạo thống nhất cho rằng, cải cách tư pháp là một quá trình phức tạp, nhiều việc cần phải làm, nhiều nội dung phải nghiên cứu. Do đó, các cơ quan liên quan phải tích cực, thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Muốn vậy, để nâng cao hiệu quả công tác của Ban chỉ đạo, cần sớm kiện toàn bộ máy giúp việc như Ban thư ký, các bộ phận chuyên môn để nghiên cứu, thẩm định, đề xuất các đề án, chương trình cải cách tư pháp lớn của các ngành tư pháp như Tòa án, Kiểm sát, Bộ Tư pháp…
Đối với những vấn đề lớn, nhiều thành viên kiến nghị có thể tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học thông qua các cuộc hội thảo để nâng cao hiệu lực, hiệu quả các đề án, chương trình của công tác cải cách tư pháp đang đặt ra, góp phần quan trọng vào cải cách thể chế, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó trưởng Ban chỉ đạo cho rằng, đây là một quá trình bền bỉ nên cần nghiên cứu kinh nghiệm làm việc của Ban Chỉ đạo các nhiệm kỳ trước, vận dụng kết quả đó cho hoạt động của Ban chỉ đạo nhiệm kỳ này. Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu một số mô hình, phù hợp với chế độ và điều kiện nước ta. Tiến hành tổng kết thực tiễn, “lắng nghe” thực tiễn hoạt động của cơ quan tư pháp Trung ương và địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội về vấn đề này.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác cải cách tư pháp để tạo sự đồng thuận trong nhân dân trước công tác này. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng, cải cách tư pháp là vấn đề khó nhưng không thể không làm. Các vấn đề lớn cần thảo luận đa số, Trưởng ban kết luận để có cơ sở tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền.
Theo đó, ông Hà Hùng Cường cho rằng, những gì gắn với sửa đổi Hiến pháp 1992 thì Ban chỉ đạo phải “đi trước một bước” để tham mưu cho Bộ Chính trị. Do vậy, từ nay đến năm 2012, ưu tiên những vấn đề liên quan đến sửa đổi Hiến pháp 1992.
Phó Chánh văn phòng Trung ương Lê Thị Thu Ba, Phó trưởng Ban thường trực cũng nhấn mạnh, cải cách tư phải làm cho bộ máy vận hành tốt hơn, không vì lợi ích cục bộ của ngành nào. Tán thành quan điểm trên, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh nhấn mạnh, hoạt động của Ban chỉ đạo nhiệm kỳ này phải quyết liệt, không ngại va chạm để giải quyết căn cơ những vấn đề trong hoạt động tư pháp.
Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Phạm Quốc Anh đề nghị trong nhiệm kỳ này, cải cách tư pháp cần tập trung vào cải cách ngành Tòa án quyết liệt hơn, nhất là về vấn đề tranh tụng, lấy Tòa án làm trung tâm, tạo dấu ấn cho tiến trình cải cách tư pháp, đáp ứng mong mỏi của Đảng và nhân dân.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhấn mạnh, mục tiêu hết sức cao cả của công tác cải cách tư pháp là xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân. Vì thế, công tác cải cách tư pháp đặc biệt quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Phải quán triệt cụ thể các Nghị quyết của Đảng về công tác cải cách tư pháp; sớm kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban chỉ đạo như bộ phận thường trực, cơ quan chuyên môn giúp việc cho Ban chỉ đạo; những công việc liên quan đến góp ý cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 phải được đặt lên hàng đầu. Trong chương trình hoạt động của Ban chỉ đạo, những việc liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 là ưu tiên số một.
Theo Cổng TTĐT Chính phủ
Hôm nay (5/10), Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011-2016 họp phiên thứ nhất, thảo luận và cho ý kiến về chế độ, chương trình công tác, quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Các thành viên của Ban chỉ đạo thống nhất cho rằng, cải cách tư pháp là một quá trình phức tạp, nhiều việc cần phải làm, nhiều nội dung phải nghiên cứu. Do đó, các cơ quan liên quan phải tích cực, thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp TƯ phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ |
Muốn vậy, để nâng cao hiệu quả công tác của Ban chỉ đạo, cần sớm kiện toàn bộ máy giúp việc như Ban thư ký, các bộ phận chuyên môn để nghiên cứu, thẩm định, đề xuất các đề án, chương trình cải cách tư pháp lớn của các ngành tư pháp như Tòa án, Kiểm sát, Bộ Tư pháp…
Đối với những vấn đề lớn, nhiều thành viên kiến nghị có thể tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học thông qua các cuộc hội thảo để nâng cao hiệu lực, hiệu quả các đề án, chương trình của công tác cải cách tư pháp đang đặt ra, góp phần quan trọng vào cải cách thể chế, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó trưởng Ban chỉ đạo cho rằng, đây là một quá trình bền bỉ nên cần nghiên cứu kinh nghiệm làm việc của Ban Chỉ đạo các nhiệm kỳ trước, vận dụng kết quả đó cho hoạt động của Ban chỉ đạo nhiệm kỳ này. Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu một số mô hình, phù hợp với chế độ và điều kiện nước ta. Tiến hành tổng kết thực tiễn, “lắng nghe” thực tiễn hoạt động của cơ quan tư pháp Trung ương và địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội về vấn đề này.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác cải cách tư pháp để tạo sự đồng thuận trong nhân dân trước công tác này. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng, cải cách tư pháp là vấn đề khó nhưng không thể không làm. Các vấn đề lớn cần thảo luận đa số, Trưởng ban kết luận để có cơ sở tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền.
Theo đó, ông Hà Hùng Cường cho rằng, những gì gắn với sửa đổi Hiến pháp 1992 thì Ban chỉ đạo phải “đi trước một bước” để tham mưu cho Bộ Chính trị. Do vậy, từ nay đến năm 2012, ưu tiên những vấn đề liên quan đến sửa đổi Hiến pháp 1992.
Phó Chánh văn phòng Trung ương Lê Thị Thu Ba, Phó trưởng Ban thường trực cũng nhấn mạnh, cải cách tư phải làm cho bộ máy vận hành tốt hơn, không vì lợi ích cục bộ của ngành nào. Tán thành quan điểm trên, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh nhấn mạnh, hoạt động của Ban chỉ đạo nhiệm kỳ này phải quyết liệt, không ngại va chạm để giải quyết căn cơ những vấn đề trong hoạt động tư pháp.
Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Phạm Quốc Anh đề nghị trong nhiệm kỳ này, cải cách tư pháp cần tập trung vào cải cách ngành Tòa án quyết liệt hơn, nhất là về vấn đề tranh tụng, lấy Tòa án làm trung tâm, tạo dấu ấn cho tiến trình cải cách tư pháp, đáp ứng mong mỏi của Đảng và nhân dân.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhấn mạnh, mục tiêu hết sức cao cả của công tác cải cách tư pháp là xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân. Vì thế, công tác cải cách tư pháp đặc biệt quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Phải quán triệt cụ thể các Nghị quyết của Đảng về công tác cải cách tư pháp; sớm kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban chỉ đạo như bộ phận thường trực, cơ quan chuyên môn giúp việc cho Ban chỉ đạo; những công việc liên quan đến góp ý cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 phải được đặt lên hàng đầu. Trong chương trình hoạt động của Ban chỉ đạo, những việc liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 là ưu tiên số một.
Theo Cổng TTĐT Chính phủ