- Kết thúc phần trả lời chất vấn của Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá: Chúng ta ghi nhận sự quyết tâm của Thủ tướng trong chỉ đạo, điều hành công việc cuối năm với quyết tâm như Thủ tướng vừa trình bày.

Là người cuối cùng đăng đàn trả lời chất vấn sáng nay và cũng nhận được nhiều câu hỏi trực tiếp tại nghị trường, nhưng do thời gian có hạn nên Thủ tướng chỉ chọn ưu tiên trả lời những vấn đề nóng chưa được nêu trong báo cáo. Đó là các câu hỏi về chủ quyền biển đảo, về dự án Luật Biểu tình và khai thác khoáng sản. Những câu hỏi còn lại sẽ được trả lời bằng văn bản.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lần đầu tiên ngồi ghế điều hành phiên chất vấn. Ảnh: Minh Thăng
Theo thống kê của Chủ tịch Quốc hội, sau hai ngày rưỡi, trên hội trường đã có 175 lượt ĐBQH trực tiếp đặt câu hỏi chất vấn các bộ trưởng, trong đó có 22 chất vấn Thủ tướng.

"Tinh thần chung các câu hỏi đặt ra đúng trọng tâm vào những vấn đề chúng ta đã lựa chọn, những vấn đề quan trọng, bức xúc liên quan tới sự quan tâm của Quốc hội, của cử tri cả nước. Các câu hỏi cụ thể thẳng thắn, cũng đã chỉ ra được, bàn thêm được những nguyên nhân cũng như trách nhiệm để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra", ông Hùng nói.

Có 5 bộ trưởng trực tiếp trả lời chất vấn tại hội trường với 5 lượt bộ trưởng và 2 phó thủ tướng giải trình thêm. "Không khí chất vấn và trả lời rất thẳng thắn, tâm huyết, đầy trách nhiệm và rất nghiêm túc", ông Hùng đánh giá.

Chủ tịch Quốc hội cũng nói vui: "Như mở đầu tôi có đề nghị chúng ta thực hiện chất vấn những vấn đề nóng, rất sôi nổi nhưng tinh thần lại mát mẻ. Thể hiện sinh hoạt văn hóa nghị trường của Quốc hội".

Sau mỗi phần trả lời của từng thành viên Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội cũng không quên dành ít phút "chấm điểm".

Chẳng hạn, phần "dự thi" đầu tiên của Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng được cho là đã làm rõ nguyên nhân của tình hình tai nạn và ùn tắc, đề ra được giải pháp và quyết tâm. Tuy nhiên, "cách trình bày, diễn giải vẫn cũng có lúc hơi vòng vo một chút, có lúc hơi dài và đi ra ngoài vấn đề".

Phần trả lời của Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cũng được "chấm" là "thẳng thắn, nghiêm túc, thấy được những vấn đề tồn tại cũng như đưa ra được nhiều giải pháp quan trọng".

Riêng phiên trả lời của Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận được ông Hùng cho là phong phú, sôi nổi, thể hiện sự quan tâm của các đại biểu và của Chính phủ tới sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà.

Phiên chất vấn của ông Luận có 39 lượt đại biểu được đặt câu hỏi. Tuy nhiên, trong suốt phần trả lời của Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo, ông Nguyễn Sinh Hùng đã nhiều lần phải cắt ngang đề nghị ông đi ngay vào trọng tâm.

Còn sau phần "trả bài" của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội đánh giá vắn tắt: "Đại biểu hỏi một cách cụ thể, rõ ràng. Bộ trưởng trả lời thấu đáo". Phần trả lời của Bộ trưởng Huệ "vắt" từ sáng lên buổi chiều. Cuối giờ sáng, một loạt đại biểu đứng lên nêu câu hỏi. Do đó, Bộ trưởng cũng có thêm phần chuẩn bị vào giờ nghỉ trưa.

Tương tự, đến phần trả lời của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, sau khi 15 đại biểu đứng lên đặt câu hỏi, do đã hết giờ nên phần chất vấn tạm nghỉ. Ông Nguyễn Văn Bình có thêm một  buổi tối để chuẩn bị trước khi đăng đàn sáng hôm sau.

Phần trả lời của Thống đốc sau đó đã diễn ra suôn sẻ, rất ít khi Chủ tịch Quốc hội phải ngắt lời. Và Chủ tịch Quốc hội đã "chấm" các câu trả lời của ông Bình là "rất thẳng thắn, rõ ràng, tìm ra được nguyên nhân, đưa được giải pháp". Không khí được đánh giá là đi thẳng vào vấn đề, đòi hỏi thẳng trách nhiệm.

Dự kiến, bản dự thảo Nghị quyết sau chất vấn sẽ được gửi tới đại biểu. Nghị quyết sẽ được thông qua vào phiên bế mạc sáng mai (26/11).

"Một số ĐB góp ý là Chủ tịch điều hành trong ngày đầu tiên có làm gọn quá, nhất là cứ ngắm vào chỗ chị em đặt câu hỏi để cắt bớt thời gian. Không biết là ưu tiên vào nữ hay là chính các đồng chí nói hơi dài. Tôi xin rút kinh nghiệm và mong QH thông cảm vì thời gian có hạn.

Cách điều hành thì chúng ta sẽ cố gắng để tất cả các ĐBQH chất vấn sẽ được hỏi tại hội trường. Mong rằng các ĐB lựa chọn câu hỏi để chúng ta hỏi chừng 1 câu là tốt nhất. Thời gian cố gắng 1-2 phút là tốt nhất.

Với các vị bộ trưởng thì thưa, gửi, trình bày tầm quan trọng v.v... của vấn đề xin bớt đi, chúng ta đi thẳng vào trả lời. Nhất là đánh giá thực trạng, khái quát thôi. Thứ hai là chỉ ra nguyên nhân. Thứ ba là đưa ra giải pháp khả thi. Như vậy mới đáp ứng được câu hỏi của các vị đại biểu cũng như lòng mong đợi của cử tri".

Lê Nhung

Thủ tướng: Luật biểu tình đảm bảo quyền tự do, dân chủ
Thủ tướng khẳng định trước QH: Làm Luật biểu tình là phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm văn hóa, điều kiện cụ thể của VN cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân...
 
Clip: Luật biểu tình và lòng yêu nước
Hiến pháp điều 69 quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật. Nhưng chúng ta chưa có luật biểu tình. Như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu xây dựng luật biểu tình - Thủ tướng nói trước QH.
 
Clip: Nói với dân về Hoàng Sa
Khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Thủ tướng thông tin với đại biểu và nhân dân về thực trạng các quần đảo này.
 
'Sao Bộ lại để các trường lừa như vậy?'
Nghe Bộ trưởng GD-ĐT nói nhiều đoàn kiểm tra xuống trường ĐH mới mở thì bị đưa đến một cơ sở mượn tạm mà không biết, ĐB Nguyễn Thành Tâm bình: Tại sao một đoàn liên ngành của Bộ mà ngây thơ để các trường lừa như vậy?
 
Bộ trưởng Huệ nói thật chuyện lương ngành điện
Chất vấn Bộ trưởng Vương Đình Huệ, các đại biểu đòi làm rõ chuyện giá điện, giá xăng, công khai chuyện lỗ lãi của hai tập đoàn, cũng như lương thưởng ở EVN.
 
Thống đốc: Tái cấu trúc không phải do ngân hàng yếu kém
Thống đốc NHNN khẳng định việc tái cấu trúc ngân hàng là do nhu cầu khách quan nội tại của nền kinh tế, không phải như nhận định của một số ĐBQH "do yếu kém".
 
Không cho nước ngoài thuê thêm rừng
Được đại biểu từ khóa cũ chất vấn một nội dung cũ là cho nước ngoài thuê rừng, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định diện tích rừng cho thuê hiện vẫn dừng ở con số cuối năm ngoái là 18.571ha.