Ông Zoellick phát biểu trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu tuần trước, khi Bộ trưởng tài chính châu Âu nhóm họp tại Ba Lan rằng, "Không có viên đạn bạc nào cũng không có thuốc chữa bách bệnh. Không ai mang túi tiền của mình đến để mua thêm rắc rối."
Các quan chức châu Âu mong chờ Brazil, Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác, có hàng nghìn tỷ USD dự trữ, sẽ mua các khoản nợ có chủ quyền của họ. Brazil công bố cuộc họp của BRICS, liên minh các quốc gia Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, diễn ra ở Washington trong tuần này sẽ thảo luận về các vấn đề liên quan đến khu vực đồng euro. Trung Quốc cũng ám chỉ rằng nước này có thể sẽ cung cấp tài chính cho khu vực này để đổi lấy những nhượng bộ thương mại.
Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde mới đây gọi là ý tưởng viện trợ của BRICS là một "phát kiến thú vị."
|
Hành động của 5 ngân hàng trung ương vào cuối tuần trước là nhằm giải quyết vấn đề thanh khoản nhưng sau đó các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn phải giải quyết các vấn đề cơ bản của khủng hoảng. Ông Zoellick nói, "Tôi không nói mua thời gian là xấu nhưng tôi thấy rằng họ mua thời gian nhưng sau đó họ lại không sử dụng đến thời gian đó."
Cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro khiến các nền kinh tế bên ngoài châu Âu cũng phải chịu áp lực. Ông Zoellick cho biết các nước đang phát triển đã phải đối mặt với tình trạng trái phiếu tăng tràn lan và thị trường chứng khoán suy yếu vì xuất khẩu của các nước này sụt giảm. Nếu tăng trưởng sụt giảm quá mạnh, các nước này sẽ có thể có vấn đề với các khoản vay.
Ông Zoellick cho biết các thị trường mới nổi vẫn phải tập trung vào triển vọng tăng trưởng của họ, chứ không phải cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu. "Điều các nền kinh tế mới nổi cần làm bây giờ là duy trì tăng trưởng mức độ tăng trưởng của mình. Tùy thuộc vào từng quốc gia mà có sự điều chỉnh cân bằng giữa tăng trưởng quá nóng và tăng trưởng ổn định. Họ cần phải tiếp tục cuộc cải cách mà họ đang làm", Zoellick nói.
Tuy nhiên, ông Zoellick, từng là cựu đại diện của thương mại Hoa Kỳ, cũng cho rằng các thị trường mới nổi được sự hậu thuẫn của Mỹ có thể giúp tăng tốc quá trình tăng trưởng toàn cầu bằng cách di chuyển chính sách, chẳng hạn như việc thúc đẩy ký kết hiệp ước thương mại toàn cầu Doha. Đầu tư cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển cũng có thể khiến nhu cầu mua thiết bị từ các nền kinh tế tiên tiến tăng lên và tăng trưởng cơ bản của những nước này tăng, từ đó có thể giúp các nước phát triển phục hồi nên kinh tế.
Ông nói, "Tự mình thắt lưng buộc bụng không phải là biện pháp thoát khỏi đống lộn xộn này."
Bích Ngọc (Theo WSJ)