Người dân xã Đồng Lương phản ánh, năm 2016, UBND xã có chủ trương xây dựng trụ sở mới.
Xã ra nghị quyết về việc vận động thu giải phóng, san lấp mặt bằng với tổng số tiền 590 triệu đồng. Số tiền trên được thu trong 3 năm, từ năm 2016 đến 2018.
“Khi Trưởng thôn phổ biến thu, chúng tôi rất bất ngờ. Chúng tôi không được họp bàn về khoản này. Hỏi Trưởng thôn thì ông này bảo xã có văn bản về, bảo phổ biến thu.
Là dân nghèo, chúng tôi chỉ biết thực hiện theo. Tính đến nay, người dân đã cơ bản nộp đầy đủ cho xã”, một người dân cho biết.
Gia đình chị Nga thuộc diện hộ nghèo nhưng vẫn phải đóng góp |
Phản đối là có cơ sở
Cũng theo phản ánh, ở vị trí trụ sở cũ còn rất nhiều diện tích, người dân sẵn sàng hiến đất cho nhà nước xây dựng, nhưng không hiểu sao họ lại di chuyển ra một nơi khác, phải san lấp, giải phóng mặt bằng rồi bắt nhân dân đóng góp.
“Xây dựng trụ sở xã là nguồn ngân sách nhà nước, nhân dân chúng tôi có đóng góp là để xây dựng nhà văn hóa thôn, đường nông thôn, chứ sao lại là xây dựng công sở xã.
Phiếu thu các khoản hàng năm của thôn trong đó có khoản tiền san lấp mặt bằng công sở |
Hàng năm người dân đã phải đóng góp các khoản như: xây dựng đền thờ, san lấp mặt bằng, nông thôn mới, an ninh quốc phòng, chữ thập đỏ, khuyến học, đường bên tông, rời nhà văn hóa… số tiền cả triệu đồng. Gia đình có điều kiện thì không sao, những gia đình nghèo thì đó là cả một số tiền lớn”, người dân nói.
Chị Lê Thị Nga (thôn Chiềng Khạt) thuộc diện hộ nghèo cho biết, gần như các khoản thu của địa phương người dân không được họp bàn mà chỉ thông qua trưởng thôn. Đến thời điểm hiện tại nhà chị chỉ mới nộp được vài ba khoản tiền an ninh quốc phòng, chữ thập đỏ. Còn lại các khoản như: san lấp mặt bằng, nông thôn mới chị vẫn đang còn nợ lại.
Ông Lê Văn Dũng, Trưởng thôn Chiềng Khạt thông tin, thôn có 234 hộ, chiếm hơn 10% hộ nghèo. Tính đến thời điểm hiện tại, thôn đã đóng tiền san mặt bằng được hơn một nửa, tương đương với gần 70 triệu đồng.
Trưởng thôn Chiềng Khạt Lê Văn Dũng chia sẻ với phóng viên |
“Nguyên nhân nhiều người chưa nộp là do tỷ lệ hộ nghèo của thôn cao, điều kiện kinh tế khó khăn nên không thể đóng nổi. Hơn nữa, một số hộ cố tình không đóng, bởi họ cho rằng, người dân đã tự nguyện hiến đất ở vị trí công sở cũ để xã xây dựng nhưng xã không xây mà chuyển đến chỗ mới rồi bắt dân đóng góp là vô lý”, ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, việc dân phản đối là có cơ sở.
Chỉ tính riêng năm 2016, xã đã thu được hơn 100 triệu đồng |
Bởi bản thân ông cũng không nhận được thông tin nào từ UBND xã chỉ đạo họp dân. Xã chỉ gửi cho thôn nghị quyết có sẵn rồi yêu cầu triển khai thu dưới dân.
Chủ tịch UBND xã Đồng Lương Lê Minh Phượng thừa nhận có thu của dân khoản san lấp mặt bằng công sở trong vòng 3 năm.
Ông Phượng lý giải, sở dĩ thu là đã thông qua HĐND xã, có biên bản họp dân, được sự đồng thuận của nhân dân.
Trong khi đó, ông Phượng cho biết trong 3 năm chỉ thu được hơn 80 triệu |
“Mặc dù đã thông qua nhân dân, nhưng thực tế trong 3 năm qua chỉ mới thu được hơn 80 triệu, trả tiền giải phóng mặt bằng hết 80 triệu. Xã vẫn đang nợ nhà thầu hơn 1,5 tỷ đồng. Hiện chúng tôi cũng đang rất khó khăn trong việc vận động người dân nộp đủ”, ông Phượng cho biết.
Đến thời điểm hiện tại, toàn xã có 11 thôn, đã nộp được khoảng 80%. Riêng năm 2016, xã đã thu gần 110 triệu đồng.
Lê Anh
Phó bí thư huyện ủy ở Thanh Hóa lái ô tô bị tàu hỏa đâm tử vong
Lãnh đạo huyện Hà Trung, Thanh Hóa xác nhận vụ tai nạn tàu hỏa vừa xảy ra khiến ông Bùi Ngọc Tấn (SN 1963), Phó bí thư Huyện ủy Hà Trung tử vong tại chỗ.