Thời điểm cuối tháng 8 hàng năm thường là những tuần lễ “ăn nên làm ra” của thành phố New York, đặc biệt là ngành công nghiệp du lịch trị giá tới 31 tỷ USD. Nhưng siêu bão Irene đã làm thay đổi tất cả “thông lệ” hàng năm của trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới này.

400 000 cư dân New York đã được yêu cầu sơ tán, những người bám trụ lại thành phố được lệnh ở yên trong nhà, giao thông đình trệ… - tất cả những việc đó tạo nên khung cảnh New York hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, vẫn có những công ty quyết định duy trì công việc, và vẫn tranh thủ kiếm thêm khi những người dân New York  cũng tranh thủ mua sắm trước khi bão ập đến.

Hãy cùng điểm qua khung cảnh New York cuối tuần qua.

Thực tế, theo báo cáo của Walmart năm 2004, trước mỗi cơn bão, bia là mặt hàng bán chạy số 1. Theo tin từ NPR – đài phát thanh quốc gia Mỹ, Frankly Wines, cửa hàng rượu vùng ven khu vực sơ tán, đã bán được rất nhiều bia và rượu trong những ngày này. Doanh số bán ra thậm chí còn tương đương dịp lễ Tạ Ơn hay Giáng sinh.

Equinox vẫn mở cửa tới tận 8h tối thứ bảy (tùy địa điểm) và sắp xếp dịch vụ xe để đưa nhân viên về nhà.Phòng tập Equinox ở Brooklyn dường như còn đông khách hơn bao giờ hết – một điều khá lạ lùng, bởi phòng tập này chỉ cách khu vực bắt buộc sơ tán có vài dãy nhà. Có lẽ những người vẫn dành thời gian tập luyện thể lực đã “tích trữ” đủ pin và bia cho những ngày bão.

Trader Joe’s mở cửa sớm (6h sáng) và đóng cửa lúc 10h. Vào khoảng 8h sáng, trung tâm mua sắm ở Brooklyn chỉ hơi đông đúc với những người tới mua đồ dự trữ và đặc biệt là nước

Ngược lại, Starbucks lại ngừng hoạt động, và đề biển chỉ dẫn khách hàng: “Việc này là tại cơ quan dự báo thời tiết” (!)
TriBeCa Whole Foods lại mở của suốt đêm và đóng cửa vào 9h sáng thứ bảy.

 Brooklyn Target vẫn mở cửa tới tận 6h tối thứ bảy – và một nhân viên ở đây cho biết cửa hàng có cung cấp dịch vụ ô tô để các nhân viên trở về nhà an toàn

Trái với một số hãng “ăn nên làm ra” mùa mưa bão, các chuỗi cửa hàng bán lẻ phải chịu nhiều thiệt hại nhất. Hầu hết chuỗi cửa hàng bán lẻ, như Macy’s, đều đóng cửa vào thứ bảy.Chủ tịch America’s Research Group, C. Britt Beemer, chia sẻ: “Đây thực sự là tình huống tệ hại”. Đó là bởi thời điểm này là mùa mua sắm chuẩn bị cho năm học mới, và cơn cuồng phong Irene đã cuốn luôn cả sức mua dồi dào của phụ huynh và học sinh.

Hệ thống tàu điện ngầm của New York đã phải đóng cử hoàn toàn – và mất đi 8 triệu khách/ngày.Tàu điện ngầm New York cũng đã phải đối mặt với thiệt hại trước đây, khi tháng 12 vừa qua, cơn bão tuyết 2 ngày đã gây thiệt hại cho ngành lên tới 30 triệu USD.

Quảng trường thời đại – 10 phút trước khi hệ thống tàu điện ngầm đóng cửa. Dù hầu hết hàng quán đã đóng cửa, vẫn có rất nhiều khách du lịch tới nơi đây.

Broadway đã phải hủy bỏ tất cả các buổi diễn cuối tuần – dù rất nhiều vé đã được bán ra.

 Tuy nhiên, ngay bên cạnh đó, các cửa hàng bán “đồ chơi người lớn” vẫn tiếp tục được mở.

Apple dự định mở cửa trở lại vào đầu tuần sau khi đã phải đóng cửa cuối tuần qua.
Trong khi đó, AT&T vẫn mở cửa một vài cửa hàng cho tới 5 giờ chiều thứ bảy nhằm đáp ứng nhu cầu tích trữ của người dân.

Các rạp chiếu phim trên toàn thành phố đóng cửa sớm ngày thứ bảy – và chịu sụt giảm 20% doanh thu.

Các thị trấn gần biển như Hamptons hay Fire Island đều yên ắng – điều chưa từng xảy ra vào các dịp cao điểm du lịch cuối hè.
Bloomberg khẳng định: Ảnh hưởng của bão Irene tới thành phố New York sẽ “không đáng kể”. Theo Bloomberg, vì bão Irene xảy ra vào cuối tuần, “nền kinh tế sẽ không bị ảnh hưởng nặng nề. Với các kế hoạch của thành phố, và với ngân sách 65 triệu đô la, từ “không đáng kể” có lẽ là chuẩn xác.”
Kinh doanh đầu tuần: phụ thuộc vào đường tàu điện và thiệt hại sau bão.

Bán lẻ: sẽ cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng để đối phó với bão.

Hoàng Nguyễn (Theo BI)