Nếu ngày thường, Ms. O’Bryant, giáo viên môn nghiên cứu xã hội phải đứng lớp giảng bài thì hôm nay, cô lại đóng vai trò là học sinh của ‘giáo viên’ Kare Spencer, 14 tuổi.
Khi vai trò được hoán đổi, cô Ms. O’Bryant và các giáo viên khác của viện Brick Avon Academy sẽ lắng nghe các ý kiến, gợi ý của học sinh, theo một chương trình đào tạo giáo viên tại 19 trường yếu kém ở Newark (Mỹ).
“Lắng nghe bọn trẻ con nói sẽ học được nhiều điều. Chúng có ngôn ngữ riêng của mình”, O’Bryant chia sẻ.
Chương trình đào tạo trên được hỗ trợ từ nguồn quỹ của liên bang, do NUA (liên đoàn quốc gia vì mục tiêu giáo dục hiệu quả), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Syosset, New York quản lý.
Trong cuộc hội thảo kéo dài nhiều giờ, các giáo viên sẽ lắng nghe học sinh mô phỏng bài dạy, nghiên cứu ngôn ngữ và phương pháp dạy của chúng, sau đó thảo luận xem phương pháp nào hiệu quả.
Một số em nói với các giáo viên rằng, mình sẽ học tốt hơn nếu được di chuyển trong lớp học, cùng làm việc với các bạn khác và được sử dụng máy tính nối mạng.
Học lại từ trò
Theo giáo viên ở đây, họ có thể kết nối ý tưởng của các em để điều chỉnh phương pháp dạy của mình.
Cô Wanda Davis, 53 tuổi, giáo viên môn khoa học thì có ý định sẽ cho các em tập thể dục nhẹ nhàng trước khi bước vào các bài kiểm tra.
Cô cũng sẽ áp dụng trò chơi giống như trò ‘những chiếc ghế nhạc’ (những người tham gia đi vòng quanh một dãy ghế thiếu một chiếc cho đến khi nhạc dừng lại, người nào không giành được ghế để ngồi vào sẽ phải rời khỏi trò chơi). Nghĩa là các em phải ‘cặp đôi’ ngay khi cô giáo hô ‘stop’.
Theo cô, trò chơi này sẽ xây dựng ý thức cộng đồng trong lớp.
Chương trình đào tạo trên là ý tưởng của các thành viên của NUA, trong khi làm việc với giáo viên ở Newark và quan sát các em chơi trên sân.
“Điều này rất tự nhiên, rất bản năng đối với bọn trẻ, chúng hiểu ngay những hướng dẫn của người khác dễ dàng. Chúng tôi nói với các giáo viên, hãy sử dụng cách này trong lớp học”, Ahmes Askia, trưởng nhóm NUA chia sẻ.
Ý tưởng trên đã nhanh chóng được triển khai trong nhiều trường học ở San Francisco, Bridgeport, Conn, Indiana.
Mùa hè năm ngoái, ở Yonkers, mặc dù ngân quỹ hạn chế, 250 học sinh đã tham gia chương trình ‘lớp học thí nghiệm’ dành cho các giáo viên, nhằm đưa ý tưởng của học trò đến với thầy cô, để cải thiện phương pháp dạy học và giúp các em mở mang kiến thức ở các môn học như khoa học, công nghệ,..
Eric Cooper, chủ tịch NUA cho biết, các tổ chức giáo dục và sở giáo dục quốc gia đã tiến hành thanh tra các hoạt động NUA.
Hiệp hội giáo viên ở Newark Teachers cũng có ý định sẽ cho phép học sinh cấp 3 tham gia vào chương trình phát triển chuyên nghiệp, tổ chức vào thứ 7 hàng tuần.
Joseph Del Grosso, chủ tịch hiệp hội giáo viên cho hay, ông đã biết được giá trị của việc lắng nghe ý kiến của học sinh khi đang là giáo viên lớp 4 vào cuối những năm 70 ở Newark.
Ông lúc nào cũng được ban giám đốc đánh giá, chấm điểm cao, nhưng học sinh lại phàn nàn không thể hiểu các bài giảng môn toán của thầy.
“Có một điều bạn cần biết, ở giáo dục tiểu học, các em rất trung thực”, Del Grosso chia sẻ.
Del Grosson đã nhờ các giáo viên dạy toán khác giúp đỡ, sử dụng thêm đồ dùng giảng dạy để minh họa cho các khái niệm trừu tượng, thậm chí đánh cờ với học sinh trong giờ dạy toán.
Viện Brick Avon, năm qua cũng đã tổ chức các hội thảo dành cho giáo viên từ lớp 6 đên lớp 8, và học sinh thì được chọn ngẫu nhiên.
Các em được lắng nghe, việc mà hầu như thầy cô không có thời gian để làm trên lớp.
Theo Daniel Lu, giáo viên môn giáo dục đặc biệt, hội thảo đã giúp anh có được cách dạy hiệu quả, vừa có thể bắt các em làm việc, vừa để các em có sự độc lập.
“Là một giáo viên, rất khó để không kiểm soát lớp học” thầy Daniel Lu nói. “Tôi nghĩ, chúng ta cần tin tưởng học sinh hơn”.
O’Bryant, 35 tuổi thì cho rằng các em sẽ học hỏi tốt nhất khi hướng dẫn cho nhau.
Khi cô là người duy nhất đứng nói trên lớp, các em đôi lúc tỏ ra chểnh mảng hoặc không đọc tài liệu nữa.
“Khi đi học, chúng tôi phải ngồi xuống và lắng nghe. Giờ các em không phải làm như thế nữa, mà được tham gia vào một sân chơi” O’Bryant chia sẻ.
Lưu Ly (Theo NY Times)
Cô Eyka Stephens, thành viên của chương trình, đang nhảy múa với học viên. |
“Lắng nghe bọn trẻ con nói sẽ học được nhiều điều. Chúng có ngôn ngữ riêng của mình”, O’Bryant chia sẻ.
Chương trình đào tạo trên được hỗ trợ từ nguồn quỹ của liên bang, do NUA (liên đoàn quốc gia vì mục tiêu giáo dục hiệu quả), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Syosset, New York quản lý.
Trong cuộc hội thảo kéo dài nhiều giờ, các giáo viên sẽ lắng nghe học sinh mô phỏng bài dạy, nghiên cứu ngôn ngữ và phương pháp dạy của chúng, sau đó thảo luận xem phương pháp nào hiệu quả.
Một số em nói với các giáo viên rằng, mình sẽ học tốt hơn nếu được di chuyển trong lớp học, cùng làm việc với các bạn khác và được sử dụng máy tính nối mạng.
Học lại từ trò
Theo giáo viên ở đây, họ có thể kết nối ý tưởng của các em để điều chỉnh phương pháp dạy của mình.
Cô Wanda Davis, 53 tuổi, giáo viên môn khoa học thì có ý định sẽ cho các em tập thể dục nhẹ nhàng trước khi bước vào các bài kiểm tra.
Cô cũng sẽ áp dụng trò chơi giống như trò ‘những chiếc ghế nhạc’ (những người tham gia đi vòng quanh một dãy ghế thiếu một chiếc cho đến khi nhạc dừng lại, người nào không giành được ghế để ngồi vào sẽ phải rời khỏi trò chơi). Nghĩa là các em phải ‘cặp đôi’ ngay khi cô giáo hô ‘stop’.
Theo cô, trò chơi này sẽ xây dựng ý thức cộng đồng trong lớp.
Một hoạt động trong chương trình đào tạo. |
“Điều này rất tự nhiên, rất bản năng đối với bọn trẻ, chúng hiểu ngay những hướng dẫn của người khác dễ dàng. Chúng tôi nói với các giáo viên, hãy sử dụng cách này trong lớp học”, Ahmes Askia, trưởng nhóm NUA chia sẻ.
Ý tưởng trên đã nhanh chóng được triển khai trong nhiều trường học ở San Francisco, Bridgeport, Conn, Indiana.
Mùa hè năm ngoái, ở Yonkers, mặc dù ngân quỹ hạn chế, 250 học sinh đã tham gia chương trình ‘lớp học thí nghiệm’ dành cho các giáo viên, nhằm đưa ý tưởng của học trò đến với thầy cô, để cải thiện phương pháp dạy học và giúp các em mở mang kiến thức ở các môn học như khoa học, công nghệ,..
Eric Cooper, chủ tịch NUA cho biết, các tổ chức giáo dục và sở giáo dục quốc gia đã tiến hành thanh tra các hoạt động NUA.
Hiệp hội giáo viên ở Newark Teachers cũng có ý định sẽ cho phép học sinh cấp 3 tham gia vào chương trình phát triển chuyên nghiệp, tổ chức vào thứ 7 hàng tuần.
Joseph Del Grosso, chủ tịch hiệp hội giáo viên cho hay, ông đã biết được giá trị của việc lắng nghe ý kiến của học sinh khi đang là giáo viên lớp 4 vào cuối những năm 70 ở Newark.
Ông lúc nào cũng được ban giám đốc đánh giá, chấm điểm cao, nhưng học sinh lại phàn nàn không thể hiểu các bài giảng môn toán của thầy.
“Có một điều bạn cần biết, ở giáo dục tiểu học, các em rất trung thực”, Del Grosso chia sẻ.
Del Grosson đã nhờ các giáo viên dạy toán khác giúp đỡ, sử dụng thêm đồ dùng giảng dạy để minh họa cho các khái niệm trừu tượng, thậm chí đánh cờ với học sinh trong giờ dạy toán.
Viện Brick Avon, năm qua cũng đã tổ chức các hội thảo dành cho giáo viên từ lớp 6 đên lớp 8, và học sinh thì được chọn ngẫu nhiên.
Các em được lắng nghe, việc mà hầu như thầy cô không có thời gian để làm trên lớp.
Theo Daniel Lu, giáo viên môn giáo dục đặc biệt, hội thảo đã giúp anh có được cách dạy hiệu quả, vừa có thể bắt các em làm việc, vừa để các em có sự độc lập.
“Là một giáo viên, rất khó để không kiểm soát lớp học” thầy Daniel Lu nói. “Tôi nghĩ, chúng ta cần tin tưởng học sinh hơn”.
O’Bryant, 35 tuổi thì cho rằng các em sẽ học hỏi tốt nhất khi hướng dẫn cho nhau.
Khi cô là người duy nhất đứng nói trên lớp, các em đôi lúc tỏ ra chểnh mảng hoặc không đọc tài liệu nữa.
“Khi đi học, chúng tôi phải ngồi xuống và lắng nghe. Giờ các em không phải làm như thế nữa, mà được tham gia vào một sân chơi” O’Bryant chia sẻ.
Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh giáo viên đứng trên bục giảng, bên dưới là các em học sinh ngồi chăm chú lắng nghe. Chúng ta cũng nghe nhiều những khẩu hiệu như “ hãy lắng nghe trẻ em nói’ hay biết đến các diễn đàn “lắng nghe trẻ em nói” được tổ chức hàng năm. Cải cách trong giáo dục hiện nay đề cao tính chủ động, tích cực của người học và tương tác thường xuyên giữa giáo viên- học sinh. Nhưng các chương trình đào tạo chính thức, quy mô mà trong đó, giáo viên thành ‘trò’ và học sinh làm ‘thầy’ thì chưa được giới thiệu rộng rãi và NUA đã trở thành ‘người mở đường’ thành công. |