Nếu không tính đến những yếu tố mang tính xã hội, phức tạp như tình một đêm hay kén cá chọn canh thì thực ra cây cỏ cũng làm “chuyện ấy” như động vật.

Khi con người ngắm nhìn một loài hoa hay ăn một loại rau nào đó, họ thực ra đã quên hẳn cơ quan sinh sản của thực vật. Phần “đực” của hoa chính là nhị hoa chứa đầy phấn, trong khi phần nhụy hoa ấp trứng chính là bộ phận giống “cái”.

Đa số các loài thực vật sẽ nở hoa “nhị tính” (có cả bộ phận đực lẫn cái trên cùng một hoa), nhưng cũng có loài như quả bí lại mọc hoa “đực” riêng, hoa “cái” riêng. Và như các nhà sinh học tiến hóa đã phát hiện ra, những loài thực vật đơm hoa đơn tính sẽ tạo ra nhiều hạt hơn.

Lý do vì sao thì vẫn còn là một bí ẩn mà khoa học chưa có lời giản, nhưng có lẽ là vì hoa “đực” ngốn ít năng lượng của cây hơn, trang Life’s Little Mysteries giả định.

Câu hỏi tiếp theo là các loài hoa tiến hành “chuyện ấy” như thế nào?

Sử dụng thiên nhiên làm nhà mai mối, gió, động vật và nước sẽ đưa phấn hoa đến với đầu nhụy hoa. Những hạt phấn sẽ dính vào đầu nhụy, sau đó nảy mầm và mọc hướng xuống dưới, chậm rãi “bò” đến bầu nhụy. Cuối cùng, hạt phấn hóa sẽ “đâm xuyên” vào một số quả trứng và thế là hạt ra đời.

Tuy nhiên hoa không phải là cách “quan hệ” duy nhất của thực vật. Cây bạch quả sẽ mọc cả cây cái lẫn cây đực trên cùng một chỗ. Các cây đực sẽ sản sinh ra bào tử, sau này phát triển thành tinh trùng và bơi đến với trứng bên trong bầu nhụy của cây cái. Mặc dù vậy, cũng có nhiều loại thực vật như bèo tấm hoàn toàn nói không với “sex”. Chúng tạo ra những bản sao vô tính và mọc thành cây trưởng thành mà không cần tới sự giao phối.

Y Lam