Những thí nghiệm tàn ác trên trẻ sinh đôi
Tình yêu dành cho trẻ thơ
Trước khi thực hiện bài viết này, PV đã được nghe chia sẻ đầy ám ảnh của một người mẹ trẻ vừa mất đứa con đầu lòng sinh thiếu tháng.
Lần đầu vượt cạn khi chưa kịp hoài thai con đủ chín tháng mười ngày, chị đã lo sợ, hoang mang biết bao. Để rồi nỗi lo sợ của chị trở thành sự thật: Em bé chỉ kịp đến với cuộc đời có năm ngày ngắn ngủi.
“Nhà em đã cố hết sức rồi… Cháu chẳng được trời cho sống, thì phải chịu thôi…” - người mẹ trẻ xót xa tâm sự.
Lần theo câu chuyện của chị, chúng tôi tìm đến
Khoa Sơ sinh – BV Phụ Sản TW. Ở đây, có rất nhiều người mẹ cùng chung nỗi hoang
mang, lo lắng ấy.
Ngay ở hành lang tầng hai khu nhà G, ngoài cửa khoa Sơ sinh đã yên vị chỗ ở của
rất nhiều người, trong đó phần đông là phụ nữ, những người mẹ đang khắc khoải lo
cho con mình.
Quê ở Thanh Sơn – Phú Thọ, chị Nguyễn Thị Tiến, năm nay 25 tuổi đã sống lay lắt hơn một tuần tại Bệnh viện phụ sản. Chị sinh cháu cháu mới được hai mươi chín tuần tuổi. Con chưa kịp ngậm vú mẹ đã phải đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt.
“Mẹ thì khỏe hơn rồi, nên ra ngoài được, còn con
vẫn phải ở lại đây. Một ngày hai lần được vào thăm cháu, em không nỡ về vì muốn
ngày nào cũng được nhìn mặt con” – chị Tiến tâm sự.
Lấy chồng từ năm mười chín tuổi, nhưng chật vật mãi hai vợ chồng chị mới có được
đứa con đầu lòng thì lại sinh thiếu tháng.
“Sinh con ra mà không cho con được khỏe mạnh như con nhà người ta, em day dứt lắm. Nhà neo người, mẹ chồng lại ốm, nên chồng em phải chạy đôn đáo, hết quanh ở nhà lại lao xuống đây với vợ, với con”.
Nhiều người mẹ luôn day dứt hoang mang vì sinh con thiếu tháng - (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Mọi sinh hoạt của chị Tiến đều diễn ra trên một chiếc chiếu đơn, thu vén trong một chiếc làn và chai nước nhỏ.
“Ở đây ai cũng thế, có chị còn yếu rũ hơn em cũng
phải cố vì nhà không có. Có nhà thì hai vợ chồng cùng lên ở đây, vạ vật khổ lắm,
nhưng làm thế nào được!” – chị Tiến cười nhẹ, bảo.
Ngồi cạnh chị Tiến là Hạnh, người cùng quê, cùng cảnh ngộ. Huệ vừa tròn hai mươi
tuổi, người xanh rớt. Gương mặt mệt mỏi, Hạnh cho hay: “Em sinh khi thai mới
sang tháng thứ 7, vì bệnh viện ở quê không đủ phuơng tiện nên phải chuyển xuống
đây sinh. Cháu đã ở đây được một tháng hai mươi sáu ngày rồi. Bé đã không phải
nằm lồng kính nữa nhưng chưa biết bao giờ mới được về nhà. Em sốt ruột lắm nhưng
còn biết làm thế nào, có người còn phải ở đây đến 3,4 tháng”.
Hạnh chỉ có một mình ở đây vì chồng còn phải về quê, lo cho bố mẹ già hay đau yếu và mùa màng cũng đang vào vụ cấy. Sống dựa vào ba sào ruộng, đôi vợ chồng trẻ chỉ có đôi bàn tay trắng nên trong cơn bĩ bực này họ càng thêm túng quẫn.
Con nằm trong phòng cách ly, mẹ bên ngoài tính từng ngày được đưa con về mà xót xa.
“Ngày hai bữa cơm, lại bữa ăn sáng, rồi đủ thứ
tiền dịch vụ từ vệ sinh đến nước nôi trong bệnh viện, em hãi lắm rồi. Đến bữa
bưng hộp cơm nhờ chồng người ta mua hộ nhiều lúc tủi lắm, phải gạt nước mắt mà
ăn…”.
Chẳng ai biết đến những giọt nước mắt ấy nếu người mẹ trẻ không tâm sự. Chẳng ai
biết đến những phút ngại ngần ngồi vắt sữa gửi vào cho con ngay ở cửa phòng
khám. Cũng chẳng ai biết đến những “cuộc” chạy mưa chớp nhoáng bên ngoài hành
lang bệnh viện của những người mẹ giữa đêm, khi cơn dông ập tới.
Chẳng ai biết họ phải co người, sát lại bên nhau
những lúc đêm về cho đỡ lạnh. Chẳng ai biết đến những con tính cộng trừ nhân
chia giản đơn của họ cho bài toán sinh hoạt thường ngày trong bệnh viện, cũng
như tiếng thở dài khi con số vài chục, vài trăm cứ phải nhân mãi lên hàng
tuần,thậm chí hàng tháng chờ con…
“Hạnh phúc là được nhìn thấy con”
Sinh non, nên nỗi ám ảnh lớn nhất của những người làm mẹ, làm cha là mất đi sinh mệnh thiêng liêng của con mình bất cứ lúc nào. Niềm an ủi lớn nhất của họ khi ở lại bệnh viện là cho an tâm mỗi ngày được nhìn ngắm con, được thấy con gần với cuộc sống, gần với mình hơn.
Cùng là mang nặng đẻ đau, nhưng nhiều người mẹ còn phải chịu đựng những nỗi phấp phỏng và vất vả vô cùng tận cùng mới có thể được trông thấy con mình khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường - (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Còn Hạnh, dù ít trải lòng, nhưng nhắc
đến em bé là ánh mắt người mẹ trẻ lại sáng rỡ. “Em tên là Hạnh thì đặt tên con
là Phúc, là Hạnh Phúc chị ạ. Cháu mới sinh mà đã thiệt thòi quá…”.
Một cái tên được nâng niu, một lời nựng âu yếm gửi qua tấm lồng hấp là đủ chất
chứa biết bao sâu nặng của tình mẫu tử. Và với những người mẹ như Huệ, như chị
Tiến, cảnh sống bên ngoài sảnh bệnh viện không có gì là khổ sở, bởi cách họ có
vài bước chân và một ô cửa kính là hài nhi bé bỏng mà họ dồn mọi thương yêu, hi
vọng đang cứng cáp lên từng ngày.
- Minh Tâm – Thùy Thơm