- “Trong quan hệ tình
dục, những người chuyển giới vẫn có được những hưng phấn, cảm giác thực thụ như
bình thường, họ đều nhận được khoái cảm. Song, họ không thể sinh sản để tự duy
trì nòi giống” – PGS.TS Sơn chia sẻ.
Câu hỏi mà ai cũng muốn có lời giải đáp, đấy là sau khi trở lại đúng giới tính, những trường hợp như N.T.P có thể lập gia đình hay không, nhu cầu sinh lý, tình cảm… của anh có được đáp ứng như một người bình thường?
PGS.TS Trần Thiết Sơn, người trực tiếp thực hiện phẫu thuật chuyển giới cho cô nữ sinh N.T.P. |
Cẩn trọng và từ tốn, PGS.TS Trần Thiết Sơn, người “tái sinh” lần thứ hai cho P., trả lời không né tránh.
Ông cho biết, trước khi phẫu thuật lần thứ ba (tạo hình dương vật), P. đang làm việc bên Đài Loan.
Cậu đã có người yêu – một người hiểu bệnh lý của P., và quan trọng hơn hết, cô bạn gái ấy cảm thông và yêu P. thật lòng.
“P. nói sẽ tiếp tục sang Đài Loan, và sẽ kết hôn với người yêu của cậu” – BS Sơn cho biết.
“Mẹ của P. sau khi đón con mình về nhà (cũng là lúc bản thân bà và gia đình đã lấy lại được trạng thái cân bằng tâm lý, không còn bị sốc hay mặc cảm đối với quyết định “chuyển giới” của P.), đã rất hạnh phúc nói với chúng tôi: bà sinh ra có hai người con, một trai một gái (trên P. là anh trai). Bây giờ, bà có hai người con trai”.
Sinh ra trong một gia đình nề nếp, bố mẹ là giáo viên, anh em P. từ nhỏ đã được sống trong môi trường gia đình có giáo dục.
Bản thân P. không ăn chơi đua đòi, không lệch lạc về suy nghĩ. Tốt nghiệp ĐH Sư phạm khoa tiếng Trung, P. sang Đài Loan làm phiên dịch – điều đó cũng cho thấy sự chín chắn, tự lập, rất nghiêm túc và có trách nhiệm với bản thân của anh.
Các nước trên thế giới như Thái Lan, việc phẫu thuật, can thiệp dao kéo để tạo hình, chuyển đổi giới tính… không còn xa lạ.
Sự phát triển của y học cho phép thực hiện nhiều ca khó khăn, tuy nhiên, dù thành tựu đó có đến đâu đi nữa cũng không thể “cưỡng” được quy luật của tạo hóa, đó là khả năng sinh sản, duy trì nòi giống.
Vẫn câu chuyện của PGS Trần Thiết Sơn: khoa Phẫu thuật tạo hình đã làm một dương vật giả cho P., và đã cấy ghép thành công: một vạt da vừa đủ được lấy từ đùi trái, cuộn lại làm thân dương vật, đầu dương vật và niệu đạo.
Phần da che phủ dương vật được huy động từ da môi lớn và môi bé. Dương vật được nuôi sống bằng một mạch máu lấy từ đùi và bẹn của bệnh nhân. Dương vật có cảm giác ngay sau khi tạo hình.
Quá trình điều trị cho P., ông Sơn đã cẩn trọng lưu giữ những bức ảnh chụp theo dõi diễn biến của bệnh nhân thành một file ảnh trong máy tính cá nhân.
Từ tốn cho chúng tôi xem những hình ảnh này, ông chứng minh một cách thuyết phục nhất về những điều mình vừa nói: P. đã đi tiểu được qua “đường dẫn” mới. Một thời gian nữa, công đoạn cấy ghép tinh hoàn cho P. sẽ được tiến hành.
“Tiêu chí đối với những dương vật “nhân tạo”, đó là hình dáng thẩm mỹ; mang lại cảm giác, hưng phấn và thực hiện được chức năng tiểu tiện. Các bác sỹ cũng sẽ cấy thể hang để cho “cậu nhỏ” này cương cứng, tuy nhiên, nó chỉ “mặc định” một kích thước chứ không “co – giãn” như bình thường” - BS Sơn nói.
Cô sinh viên sư
phạm đã tìm được mình sau hơn 30 năm tự đấu tranh với chính mình...
- (Ảnh: Báo Lao động). |
Cả năm trường hợp này đều chuyển về giới nữ, P. là trường hợp đầu tiên chuyển về giới nam.
“Những bệnh nhân này đều là những người trưởng thành, tuổi từ 18 đến trên dưới 30 tuổi. Một “cô” sau khi chuyển về giới nữ đã kết hôn. Bây giờ, cả hai vợ chồng cô này đã đi xuất khẩu lao động” – BS Sơn cho biết.
“Trong quan hệ tình dục, những người chuyển giới vẫn có được những hưng phấn, cảm giác thực thụ như bình thường, họ đều nhận được khoái cảm. Song, họ không thể sinh sản để tự duy trì nòi giống. Như trường hợp của P., nếu muốn có con, họ sẽ phải cấy tinh trùng của một người đàn ông khác, vì cơ thể P. vẫn có buồng trứng, không có tinh hoàn…
Đối với những trường hợp giới tính không rõ ràng chuyển về nữ, thì chuyện “giữ giống” dễ dàng hơn, vì có thể lấy tinh trùng của người chồng để nhờ người khác mang bầu hộ, hoặc thụ tinh ống nghiệm”.
Theo BS Sơn, điều quan trọng nhất, đó là sự cảm thông của xã hội. Nó cũng là một dạng bệnh lý, và y học có thể điều trị. Ở Việt Nam, những bệnh nhân mắc hội chứng này không ít.
Tuy nhiên, chỉ bản thân họ và những người sinh thành ra họ biết điều đó, họ tự cam chịu một mình, họ không dám chia sẻ với ai và cũng không biết điều trị ở đâu. Đó là những thiệt thòi rất lớn.
K.Trung