- Rộ mốt chụp ảnh cưới khỏa thân, đang làm lễ cưới thì đau đẻ, cỗ cưới không được quá 50 mâm là những sự kiện hot nhất về chuyện cưới xin năm 2012.
Năm Rồng, bà bầu Việt đổ xô đi chụp ảnh "nude"
Hà Nội: Vợ chồng rủ nhau đi chụp ảnh "nude"
Rộ mốt chụp ảnh cưới độc và quái của giới trẻ
Rớt nước mắt cưới chạy bầu
Cưới đâu phải cứ đông là vui
Hà Nội: Vợ chồng rủ nhau đi chụp ảnh "nude"
Rộ mốt chụp ảnh cưới độc và quái của giới trẻ
Rớt nước mắt cưới chạy bầu
Cưới đâu phải cứ đông là vui
Rộ mốt chụp ảnh cưới nude
Chụp album ảnh cưới theo xu hướng tự do, Hàn Quốc, truyền thống, cổ điển… đã trở nên quá quen thuộc. Mùa cưới năm 2012, một số tân lang - tân nương quyết định nude trong bộ ảnh trọng đại của đời mình để “không bị đụng hàng”.
Có nhiều hình thức nude: nude hoàn toàn hoặc bán nude. Một phó nháy tiết lộ: nếu muốn có những tấm ảnh riêng tư chỉ của hai người thì mức độ nude có thể sẽ “nóng” hơn một chút, tùy theo cá tính của mỗi người. Những bộ phận nhạy cảm sẽ được che đi bằng chế độ ánh sáng hoặc các thủ thuật riêng trong nghề.
Chụp ảnh cưới nude được các cô dâu chú rể thế hệ 9x ủng hộ. |
Nhìn chung, những cô dâu chú rể thế hệ cuối 8x và 9x có vẻ như rất hứng thú trước xu hướng "mới" này. Thậm chí, một số người còn coi chụp ảnh nude là “thước đo” cho đẳng cấp đám cưới của mình. Khi được hỏi, nhiều cô dâu thế hệ 9x cho rằng, chụp ảnh theo kiểu truyền thống mãi gây cảm giác nhàm chán cho người xem. Giới trẻ hiện nay phải thể hiện được “đẳng cấp” riêng của mình.
Cặp đôi Tạ Quang - Mỹ Phương (Hoàng Quốc Việt, HN) tiết lộ, muốn có những tấm ảnh cưới “hot” để lưu giữ nét tươi trẻ nên hai người quyết định chụp “để dành” mấy tấm lưu lại những thời khắc đẹp nhất này.
“Những tấm ảnh nude sẽ được "giấu kín" chỉ để cho hai vợ chồng ngắm. Còn những tấm bán nude, ở mức độ ‘có thể quảng bá’ mà các phụ huynh không… kêu ca thì em sẽ cân nhắc để đưa vào album ảnh,” Mỹ Phương tâm sự.
Theo tìm hiểu, các studio cũng “thoáng” hơn nhiều gợi ý cho các đôi uyên ương sáng tạo trong phong cách chụp hình. Họ không treo biển công khai nhưng vẫn sẵn sàng nhận chụp bán nude khi có khách hàng yêu cầu. So với mức giá của các album dã ngoại truyền thống, việc “cấy” thêm ảnh nude, bán nude cũng chỉ mất thêm từ 1-2 triệu đồng/album.
Làm lễ cưới khi chuẩn bị lâm bồn
Chuyện “ăn cơm trước kẻng” hay “bác sĩ bảo cưới” không còn là chuyện hiếm. Thế nhưng khác với trước đây, các đôi uyên ương thường “cưới chạy bụng” – tổ chức đám cưới khi bụng bầu chưa lộ rõ, mới 2-3 tháng.
Váy cưới cho bà bầu lên ngôi nhờ xu hướng này. |
Năm nay, nhiều cặp đôi không muốn “cưới chạy bụng” nữa mà ung dung đến khi bụng bầu đã lộ rõ 6-7 tháng mới tổ chức lễ cưới.
Vì tổ chức đám cưới gần ngày lâm bồn nên không ít trường hợp đau đẻ trong ngày trọng đại.
Như trường hợp của cô dâu Lê Thị Mỹ Thương (23 tuổi, xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, Vĩnh Long) bất ngờ chuyển dạ và sinh con khi đang ngồi ở tiệm trang điểm chờ nhà trai đến đón về làm lễ thành hôn. Rất may một số phụ nữ có mặt ở tiệm trang điểm đã giúp sản phụ sinh con an toàn. Ngay sau đó, chị Thương cùng trẻ sơ sinh được đưa vào trạm xá địa phương cấp cứu. Theo trạm xá – nơi tiếp nhận hai mẹ con sản phụ đặc biệt này, cô dâu mang thai khoảng từ 7 đến 8 tháng và trong lúc chuẩn bị làm lễ cưới thì trở dạ sinh non.
Hay trường hợp cô dâu Lê Thị Hoa (SN 1986) ở huyện Tân Kỳ (Nghệ An) sinh con đúng ngày đại hỉ, sau một hồi khó nhọc vác bụng đi bộ về nhà chồng, cô dâu đã trở dạ. Vì diễn biến quá nhanh nên chẳng kịp đưa vào trạm xá, cũng may, bà mẹ chồng quen với việc đỡ đẻ nên đã giúp con dâu "mẹ tròn con vuông".
Các ngôi sao của showbiz Việt cũng không ít người tổ chức lễ cưới khi bụng bầu đã lùm lùm. Như cựu người mẫu Thúy Vinh tổ chức đám cưới khi mang thai ở tháng thứ 5, diễn viên Lê Phương cưới khi đang bầu bì ở tháng thứ tư.
Theo xu hướng này, các cửa hàng váy cưới cũng trú trọng hơn tới mảng váy cưới cho cô dâu bầu. Nhờ những kiểu dáng váy hạ eo từ chân ngực, xòe rộng ở đuôi váy, các cô dâu có thể “giấu bụng” trong lễ cưới.
Tiệc cưới 50 mâm
Dự thảo của ban thường vụ Thành ủy Hà Nội quy định khách mời trong lễ cưới không quá 300 người không tổ chức nhiều ngày và ở những nơi xa hoa là thông tin gây xôn xao trong năm 2012.
Theo Dự thảo, khách mời dự tiệc đám cưới của cán bộ viên chức sẽ không được quá 300 người, tương đương với 50 mâm cỗ, không tổ chức ở khách sạn 5 sao và các khu du lịch cao cấp.
Ngoài ra, dự thảo còn đề cập tới việc không tổ chức đám cưới trong nhiều ngày, nhiều lần, nếu hai gia đình cùng tổ chức ở một địa điểm thì không quá 600 khách mời.
Dự thảo quy định tiệc cưới không được mời quá 300 người gây nhiều tranh cãi. |
Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị trong địa bàn thành phố thực hiện tốt các nhiệm vụ như đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong điều kiện mới, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội và mặt bằng chung của người dân.
Áp dụng từ đối tượng cán bộ, đảng viên, viên chức rồi từ đó sẽ triển khai rộng rãi trong cộng đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng, đây là quy định quá cứng nhắc và không khả thi. Bởi đám cưới còn tùy thuộc vào phong tục tập quán, mối quan hệ xã hội của mỗi người. Và rằng, ép người ta vào một khung quy định như vậy có thực sự hợp lý hay sẽ phát sinh mâu thuẫn xã hội.
GS Lê Quý Đức, Viện trưởng Viện Văn hóa phát triển, đưa ra một vấn đề thực tế, tại sao lại là quy định 300 người, nếu như 301 người hay 302 người đến dự thì có được không. Vậy ai sẽ là người kiểm tra và xử phạt nếu phát hiện sai nguyên tắc tổ chức đám cưới trong dự thảo? Như vậy, xét cho cùng, dự thảo đưa ra chưa thực sự cụ thể và khó thực hiện”.
K. Minh (tổng hợp)