Vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đưa ra đề án chuyển đổi số đến năm 2030 với nhiều phương án phát triển.

Theo đó, Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, có diện tích rộng, địa hình phức tạp, chia cắt, thời tiết khí hậu khắc nghiệt. 

Trước nhiều khó khăn, thách thức, xuất phát điểm thấp nên Lạng Sơn xác định chuyển đổi số là giải pháp đột phá chiến lược để phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 đã chỉ ra. 

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lạng Sơn cũng đã ban hành nghị quyết về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với 5 trụ cột là: chuyển đôi số trong cơ quan Đảng, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và cửa khẩu số. 

ảnh 1.jpg
Các cán bộ phường, xã ở Lạng Sơn tập huấn chuyển đổi số để ứng dụng trong công tác hành chính. Ảnh:Đ.X

Nghị quyết xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Là giải pháp đột phá để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả, tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị. 

Thực hiện quy định của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, từ năm 2021 đến nay, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 

ảnh 2.jpg
Thời gian qua, nhiều người dân tại các xã miền núi ở Lạng Sơn tham gia các buổi hướng dẫn, thực hành thao tác hành chính trên điện thoại trong công cuộc chuyển đổi số địa phương. Ảnh: Đ.X

Nhiêu hệ thống, nền tảng chuyển đối số được triển khai và đưa vào sử dụng, góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Các chỉ số đánh giá về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của tỉnh được cải thiện, nâng cạp qua từng năm.

Trong đó, chỉ số chuyển đổi số năm 2021 tỉnh Lạng Sơn xếp hạng 5/63 tỉnh, thành phố, năm 2022 xếp hạng 6/63 tỉnh, thành phố. Nhiều hạng mục về ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh được Hội Truyền thông số Việt Nam dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông biểu dương, trao giải như: Giải pháp nền tảng cửa khẩu số, giải pháp nền tảng trợ lý ảo giải pháp tự động trả lời về thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, giải pháp Tổ công nghệ số cộng đồng, giải pháp chuyển đổi số trong ngành giáo dục. 

Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam bình chọn Lạng Sơn đạt giải thưởng "Top công nghiệp 4.0 Việt Nam 2024". 

ảnh 3.jpg
Lạng Sơn xác định chuyển đổi số là giải pháp để phát triển kinh tế xã hội. Ảnh: Đ.X

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác chuyên đôi sô trên địa bàn tỉnh còn có những khó khăn, vướng mắc. Công tác chuyên đôi số ở một số nội dung, lĩnh vực chưa thực sự đồng bộ, đi vào chiều sâu. Hạ tầng số, trang thiết bị phục vụ chuyển đổi số còn thiếu và chưa đồng bộ, nhất là trang thiết bị, không gian phục vụ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa ở cấp xã. 

Nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số ở các cơ quan, đơn vị còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng ngày càng khó khăn, phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin. 

Việc kết nối chia sẻ dữ liệu dùng chung giữa các bộ, ngành trung ương và địa phương vẫn còn hạn chế, vướng mắc. Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn nên không có điều kiện để trang bị điện thoại thông minh, mở tài khoản ngân hàng. Thói quen thanh toán tiền mặt, làm thủ tục hành chính trực tiếp phần nào ảnh hưởng đến tiến trình chuyển đối số trên địa bàn.

Để công tác chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới tiếp tục có những bứt phá, đảm bảo thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về chuyên đôi số trên địa bàn thì việc ban hành đề án chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030 là cần thiết.

Việc này nhằm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành và của toàn xã hội, tập trung nguồn lực bảo đảm việc triển khai công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ, kết nối, chia sẻ rộng khắp, kịp thời và hiệu quả.

Phạm Công