Một số người từng có những suy nghĩ ngây thơ đầy "viển vông" rằng chất thải của hành khách sẽ được xả thẳng vào không trung. Những người có tư duy hơn thì cho rằng phần chất thải này sẽ được trữ trong thùng chứa và được xử lý sau khi máy bay hạ cánh.

{keywords}
Hệ thống nhà vệ sinh trên máy bay có cơ chế hoạt động khác hoàn toàn so với nhà vệ sinh thông thường

Trên thực tế, bồn cầu trên máy bay không sử dụng nước để đẩy chất thải xuống buồng chứa. Thay vào đó, bồn cầu trên máy bay sử dụng sự chênh áp giữa bên trong cabin máy bay và khoảng không gian bên ngoài, một số dòng máy bay khác sử dụng hệ thống vacuum (hệ thống hút chuyên dụng trên máy bay).

Khi máy bay cất cánh, áp suất bên trong cabin sẽ cao hơn bên ngoài. Các nhà thiết kế máy bay lợi dụng điều đó để hút các chất thải, đẩy xuống buồng chứa chất thải bên trong máy bay.

Khi máy bay hạ cánh, hãng hàng không sẽ sử dụng máy hút chuyên dụng để hút chất thải bên trong thùng chứa để mang ra ngoài xử lý.

{keywords}
Cơ chế hoạt động của hệ thống nhà vệ sinh trên máy bay hiện nay

Theo Whitfield Geoff Paxton, người từng có hơn 40 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hàng không thì rất hiếm khi có chuyện chất thải của hành khách và phi hành đoàn bị rò rỉ trên máy bay.

Tuy nhiên, ông Paxton cũng nói thêm rằng khi máy bay ở độ cao dưới 1.800 mét, áp suất lúc này trở nên thấp hơn và có thể khiến một số chất thải chảy ra ngoài.

Một số người từng lan truyền những câu chuyện "kinh dị" rằng có lần họ bị hút vào bồn cầu khi sử dụng nhà vệ sinh trên máy bay. Nhưng theo các chuyên gia, khả năng này là không thể xảy ra khi hệ thống hút chân không trong bồn cầu trên máy bay chỉ được kích hoạt khi đường ống thải được mở. Và toilet trên máy bay được thiết kế để ngăn chặn điều trong những "câu chuyện tưởng tượng" kia xảy ra.

Hành khách cũng được khuyến cáo không nên sử dụng nhà vệ sinh vào thời điểm máy bay cất cánh hoặc hạ cánh.

Đỗ An (Theo The Sun)