Anh ấy làm công việc của một thu ngân với các chữ nổi dán trên các phím và sử dụng một máy tính chữ nổi có thể phát ra tiếng khi gõ vào một nút nào đó.
Năm nay 32 tuổi, nhưng Norjumanese mới chỉ tham gia các khóa học sử dụng Microsoft Word, viết e-mail và lướt Internet.
Và chỉ trong vòng 3 tuần, anh đã được học cách trở thành một nhân viên thu ngân.
Công việc này nghe có vẻ dễ dàng nhưng với một người mù như Norjumanese thì mọi chuyện lại khác.
Hiện tại, anh đang thực hành những kĩ năng của mình ở một cửa hàng nasi lemak thuộc Trung tâm thực phẩm Balestier.
Anh Norjumanese là một trong 6 sinh viên khuyết tật được học nghề tại trung tâm ăn uống này. Một người khác cũng bị khiếm thị, 2 người vừa câm vừa điếc, 1 người trong số họ là nạn nhân của bại liệt, người còn lại có chỉ số IQ thấp.
Tất cả họ đều là sinh viên của Dignity Kitchen – một trường đào tạo làm các công việc phục vụ ăn uống ngoài trời.
Cùng với những người kém may mắn khác như một cựu tù nhân và một bà mẹ đơn thân, họ điều hành 4 trong số các quầy hàng ở trung tâm này.
Norjumanese nói: “Trước đây, tôi chưa bao giờ thử làm một thu ngân. Tôi luôn nghĩ rằng người mù chỉ có thể làm những công việc qua điện thoại.”
Ngôi trường này được sáng lập bởi ông Koh Seng Choon, 52 tuổi – chủ sở hữu trung tâm tư vấn quản lý SME Christopher Benjamin.
Trường mới được thành lập từ tháng 10
Ông Koh là người đã chọn ra những nhân viên khuyết tật đầu tiên này từ hơn 400 ứng viên sau những vòng phỏng vấn gắt gao. Ông nói: “Norjumanese có thể có một nền tảng ‘xấu’ vì cậu ấy là người khuyết tật…song cậu ấy lại có một thái độ rất tốt.”
Làm việc trong những quầy hàng này là một phần trong đợt thực tập của sinh viên ở Dignity Kitchen.
Trợ cấp
Họ được nhận 30 đô la cho 6 giờ làm việc.
Mẹ của Norjumanese – bà Nora Salam, 50 tuổi – đã bỏ công việc trước đây của mình tại một nhà hàng để làm việc cùng con trai ở Dignity Kitchen.
Các sinh viên sẽ được học những khóa học vệ sinh thực phẩm cơ bản, cách chuẩn bị thức ăn và vận hành gian hàng trong khoảng 6 tới 8 tuần.
Để phù hợp với những người lao động khuyết tật, cấu trúc vật lý của Dignity Kitchen cũng được điều chỉnh.
Anh Norjumanese làm việc như một thu ngân với những chữ nổi trên các phím và sử dụng một máy tính chữ nổi có khả năng đọc to các nút được người dùng gõ.
Quầy hàng ăn chay do ông Michael Siah, 66 tuổi điều hành – một nạn nhân của bệnh bại liệt – được thiết kế thấp hơn bình thường để phù hợp với chiều cao của ông.
Ngoài ra, còn có những biển hiệu thông báo cho các khách hàng về khuyết tật của họ và việc họ đã được đào tạo.
Thách thức lớn nhất với Norjumanese là học cách đếm tiền: “Ban đầu, tôi để lẫn lộn tiền giấy và tiền xu…nhưng bây giờ, tôi đã khá hơn.”
Anh cho biết, mình phải làm quen với kích thước của tiền xu cũng như cách đo độ dài của tiền giấy so với lòng bàn tay mình.
Các nhân viên cũng sẽ phải làm việc nhanh chóng khi chạy bàn, đặc biệt là trong bữa trưa và bữa tối.
Một hệ thống kết nối – giữa một người bình thường và một người khuyết tật ở mỗi gian hàng – sẽ đảm bảo cho các hoạt động diễn ra trơn tru.
Tuy nhiên, không phải tất cả các khách hàng đều kiên nhẫn.
Bà Nora đã thấy có những khách hàng ném về phía các sinh viên một ‘cái nhìn có vẻ nực cười’ vì họ là những người khuyết tật.
Bà khẳng định, thậm chí còn có một phụ nữ đã mắng mỏ Norjumanese vì đã làm rơi tiền xu, mặc dù chính bà ta đã làm rơi.
“Nhưng Norjumanese chỉ mỉm cười.’ – bà Nora nói.
Mỉm cười
Các khách hàng cho biết họ rất thích cách những quầy hàng này đang giúp người khuyết tật.
“”Chất lượng đồ ăn rất tốt…” – ông Francis Tan, 52 tuổi nhận xét.
Ông cũng rất thích cách các nhân viên ‘luôn luôn mỉm cười’ và khen ngợi khả năng làm việc của họ.
Anh Norjumanese hi vọng sẽ được làm việc ở các dịch vụ công cộng vì anh thích giao tiếp.
“Tôi mong rằng mọi người sẽ hiểu, những người khuyết tật cũng có thể làm việc và cho chúng tôi một cơ hội” – anh chia sẻ.
Nói về dự án Dignity Kitchen, ông Koh cho biết: “Trung tâm ăn uống ngoài trời là nơi mà người giàu, người nghèo, người già, người trẻ, tất cả đều đến với nhau…”
“Tôi hi vọng rằng người Singapore sẽ học cách cảm thấy thoải mái khi xung quanh là những người khuyết tật và thấy rằng họ cũng có tài năng.”
|
|
Năm nay 32 tuổi, nhưng Norjumanese mới chỉ tham gia các khóa học sử dụng Microsoft Word, viết e-mail và lướt Internet.
Và chỉ trong vòng 3 tuần, anh đã được học cách trở thành một nhân viên thu ngân.
Công việc này nghe có vẻ dễ dàng nhưng với một người mù như Norjumanese thì mọi chuyện lại khác.
Hiện tại, anh đang thực hành những kĩ năng của mình ở một cửa hàng nasi lemak thuộc Trung tâm thực phẩm Balestier.
Anh Norjumanese là một trong 6 sinh viên khuyết tật được học nghề tại trung tâm ăn uống này. Một người khác cũng bị khiếm thị, 2 người vừa câm vừa điếc, 1 người trong số họ là nạn nhân của bại liệt, người còn lại có chỉ số IQ thấp.
Tất cả họ đều là sinh viên của Dignity Kitchen – một trường đào tạo làm các công việc phục vụ ăn uống ngoài trời.
Cùng với những người kém may mắn khác như một cựu tù nhân và một bà mẹ đơn thân, họ điều hành 4 trong số các quầy hàng ở trung tâm này.
Norjumanese nói: “Trước đây, tôi chưa bao giờ thử làm một thu ngân. Tôi luôn nghĩ rằng người mù chỉ có thể làm những công việc qua điện thoại.”
Ngôi trường này được sáng lập bởi ông Koh Seng Choon, 52 tuổi – chủ sở hữu trung tâm tư vấn quản lý SME Christopher Benjamin.
|
|
Trường mới được thành lập từ tháng 10
Ông Koh là người đã chọn ra những nhân viên khuyết tật đầu tiên này từ hơn 400 ứng viên sau những vòng phỏng vấn gắt gao. Ông nói: “Norjumanese có thể có một nền tảng ‘xấu’ vì cậu ấy là người khuyết tật…song cậu ấy lại có một thái độ rất tốt.”
Làm việc trong những quầy hàng này là một phần trong đợt thực tập của sinh viên ở Dignity Kitchen.
Trợ cấp
Họ được nhận 30 đô la cho 6 giờ làm việc.
Mẹ của Norjumanese – bà Nora Salam, 50 tuổi – đã bỏ công việc trước đây của mình tại một nhà hàng để làm việc cùng con trai ở Dignity Kitchen.
Các sinh viên sẽ được học những khóa học vệ sinh thực phẩm cơ bản, cách chuẩn bị thức ăn và vận hành gian hàng trong khoảng 6 tới 8 tuần.
Để phù hợp với những người lao động khuyết tật, cấu trúc vật lý của Dignity Kitchen cũng được điều chỉnh.
Anh Norjumanese làm việc như một thu ngân với những chữ nổi trên các phím và sử dụng một máy tính chữ nổi có khả năng đọc to các nút được người dùng gõ.
Quầy hàng ăn chay do ông Michael Siah, 66 tuổi điều hành – một nạn nhân của bệnh bại liệt – được thiết kế thấp hơn bình thường để phù hợp với chiều cao của ông.
Ngoài ra, còn có những biển hiệu thông báo cho các khách hàng về khuyết tật của họ và việc họ đã được đào tạo.
Thách thức lớn nhất với Norjumanese là học cách đếm tiền: “Ban đầu, tôi để lẫn lộn tiền giấy và tiền xu…nhưng bây giờ, tôi đã khá hơn.”
Anh cho biết, mình phải làm quen với kích thước của tiền xu cũng như cách đo độ dài của tiền giấy so với lòng bàn tay mình.
Các nhân viên cũng sẽ phải làm việc nhanh chóng khi chạy bàn, đặc biệt là trong bữa trưa và bữa tối.
Một hệ thống kết nối – giữa một người bình thường và một người khuyết tật ở mỗi gian hàng – sẽ đảm bảo cho các hoạt động diễn ra trơn tru.
Tuy nhiên, không phải tất cả các khách hàng đều kiên nhẫn.
Bà Nora đã thấy có những khách hàng ném về phía các sinh viên một ‘cái nhìn có vẻ nực cười’ vì họ là những người khuyết tật.
Bà khẳng định, thậm chí còn có một phụ nữ đã mắng mỏ Norjumanese vì đã làm rơi tiền xu, mặc dù chính bà ta đã làm rơi.
“Nhưng Norjumanese chỉ mỉm cười.’ – bà Nora nói.
|
|
Mỉm cười
Các khách hàng cho biết họ rất thích cách những quầy hàng này đang giúp người khuyết tật.
“”Chất lượng đồ ăn rất tốt…” – ông Francis Tan, 52 tuổi nhận xét.
Ông cũng rất thích cách các nhân viên ‘luôn luôn mỉm cười’ và khen ngợi khả năng làm việc của họ.
Anh Norjumanese hi vọng sẽ được làm việc ở các dịch vụ công cộng vì anh thích giao tiếp.
“Tôi mong rằng mọi người sẽ hiểu, những người khuyết tật cũng có thể làm việc và cho chúng tôi một cơ hội” – anh chia sẻ.
Nói về dự án Dignity Kitchen, ông Koh cho biết: “Trung tâm ăn uống ngoài trời là nơi mà người giàu, người nghèo, người già, người trẻ, tất cả đều đến với nhau…”
“Tôi hi vọng rằng người Singapore sẽ học cách cảm thấy thoải mái khi xung quanh là những người khuyết tật và thấy rằng họ cũng có tài năng.”
- Nguyễn Thảo (Theo Edvantage)