Nếu người ta vẫn tổ chức phiên tòa ấy, kể cũng khó hình dung việc tố tụng lạ thường sẽ như thế nào. Tòa án quận Tver ở Matxcơva đang chờ đến giờ phút phán xử vụ liên quan đến…Vladimir Ilich Lenin. Không, hiển nhiên không phải là vị lãnh tụ của giai cấp vô sản Nga, 86 năm nay yên nghỉ trong Lăng, mà là “dvoinik” trong tiếng Nga, tức người đội lốt Lenin, tên thật chính thức là Sergei Soloviev, có ngoại hình giống hệt vị lãnh tụ quá cố. Ở một số nơi nào đó hẳn sẽ thấy là kỳ cục, nhưng ở Nga lại là chuyện “thường ngày ở huyện”: Sergei Soloviev đã làm thủ tục đăng ký, biến việc “đội lốt” thành nghề kinh doanh chính thức để kiếm sống hợp pháp. Đã 5 năm nay, người đội lốt Lenin hàng ngày túc trực ở Cây số 0 – vị trí nằm giữa trung tâm thủ đô Nga.
Sự kiện nóng mới nhất ở Matxcơva là vụ lộn xộn trên quảng trưởng Manezh không ngờ cũng ảnh hưởng tới kế sinh nhai của Soloviev và bạn “đồng nghiệp” của ông ta. Hai người này đang phải sẵn sàng ra trước vành móng ngựa để bảo vệ cái công việc kiếm cơm dị thường của họ.
Ở Cây số 0 trên Quảng trường Đỏ thường thấy cảnh nhóm du khách hiếu kỳ vây quanh cặp đôi lạ thường. Một người nào đó vui nhộn kêu to:”Lenin, sao ông lại đứng chung với Nikolai? Chẳng phải chính ông giết ông ấy rồi cơ mà?”. “Hỏi dốt thế, chúng tớ ngủ cùng nhau đấy chứ!”, - “Lenin” cười ha hả, nháy mắt với “Nikolai đệ nhị”. Một bà khách, hẳn là người nước ngoài, thì dè dặt hỏi: “Xin lỗi, thế ông giá bao nhiêu” (ý là chụp ảnh cùng “Lenin sống” thì phải trả bao nhiêu). “Nikolai miễn phí, còn tôi 100 rúp một lần”, - “Lenin” đáp ngọt ngào.
Chúng tôi chia đôi lợi nhuận, - Sergei Soloviev-“Lenin” giải thích với nhà báo.
Không cần gọi tên, cũng không một lời quảng cáo hay mời chào, nhưng du khách cứ thế đến gần tự đề nghị chụp ảnh lưu niệm cùng với hai “nhân vật lịch sử”.
Nhìn tướng mạo thì Sergei Soloviev quả là giống Lenin thật. Điểm khác biệt duy nhất có chăng là chiều cao. Gần 5 năm trước, Sergei lần đầu tiên đến quảng trường Manezh trong hình dáng Lenin và gặp …người đội lốt Nikolai II. “Sa hoàng” mời “Lenin” cùng sóng đôi hành nghề, và từ đó trở đi cặp bài trùng luôn gắn bó. Mặt khác, công việc cần câu cơm có vẻ nhàn nhã của họ lập tức bị cảnh sát kiếm cách bảo kê. Thoạt đầu, họ phải trả 100 rúp mỗi ngày cho “chỗ đứng làm người mẫu chụp ảnh”, rồi giống như xu thế chung trong đời sống Nga, vật giá ở đây cũng leo thang, 200, 400, 500 rúp…
Thấy rằng thu nhập mỗi ngày một kém tỷ lệ nghịch với tiền “thuế thân”, hai “nhân vật lịch sử” bàn nhau kiếm đường khác nhưng không bỏ nghề. Họ đăng ký hành nghề như những doanh nghiệp cá thể một thành viên. Theo giấy tờ, Sergei Soloviev có quyền hợp pháp kiếm sống bằng hoạt động giải trí và hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh. “Sa hoàng Nikolai II” cũng làm theo cách của “Lenin”. Và địa điểm để lập “văn phòng” cho hoạt động kinh doanh cá thể mà họ chọn cũng rất sáng giá: Quảng trường Đỏ, khu vực Cây số 0.
Sau một lần căn vặn và được “Lenin” ranh mãnh nheo mắt trình ra tất cả những chứng nhận và giấy phép đóng dấu đàng hoàng, “sự quan tâm nóng bỏng” của mấy viên cảnh sát trực trên địa bàn có phần nguội đi. Nhưng rồi đôi khi họ lại viện cớ này cớ khác yêu cầu hai nhân vật “vô tích sự” đi về nhà. Một năm trước, “Sa hoàng Nikolai” có lần quá chén và thậm chí đã phải ngồi sau song sắt vài ngày, khi nhân viên công lực phán quyết rằng với bộ dạng như vậy ông ta có thể gây hại cho xã hội và đặt cho người này thời hạn thử thách là 3 hôm.
Sergei phản bác quan điểm đó của cảnh sát: “Thật ra tôi với Nikolai góp phần đảm bảo an ninh công cộng ấy chứ!”, và kể lại chuyện này: Một lần, viên cảnh sát tiến đến gần cặp bài trùng, vẻ mặt chẳng hứa hẹn điều gì tốt lành, “Lenin” buông lời nhận xét: hạch sách chúng tôi làm gì, tốt hơn hết anh nên xem cái túi vô chủ đàng kia kìa, đã nửa giờ nó nằm đó mà không thấy ai nhận. Rất hiệu nghiệm: viên cảnh sát bổ về phía có thứ vật dụng khả nghi.
Còn một lần khác, có băng lừa đảo xuất hiện ở chỗ chúng tôi. Quí vị biết thủ thuật của bọn này chứ. Chúng nó quẳng một cái ví ra lối đi, sau đó đứng lảng vảng xa xa để rình. Hễ người nào vô tình cúi xuống nhặt cái ví lên là chúng xông ra gây sự và đòi tiền. Chúng tôi bèn đến gặp bọn này và cảnh cáo: biết điều thì bán xới, không thì sẽ bị vạch mặt. Từ đấy ở đây không ai thấy cái ví nào trên mặt đường nữa.
Bây giờ có nguy cơ là trong một thời gian các du khách sẽ không thấy “ông Lenin” trên quảng trường chính nữa. Cách đây chưa lâu, Sergei Soloviev bị nhốt ở đồn công an cả ngày đêm, sau đó người ta đe dọa: sẽ đưa ra tòa.
Khởi đầu rắc rối vẫn tại “Sa hoàng”, dám cố tình chào thủ trưởng cảnh sát quận “Kitai-gorod” Oleg Vasiliev một cách nhạo báng. Chỉ 5 phút sau, cặp bài trùng bị xe cảnh sát hốt đưa về đồn.
Lúc chúng tôi ngồi trong “chuồng cọp”, có các bác sĩ thần kinh-tâm lý đến khám, -
cặp đôi nhớ lại. – Hiển nhiên rồi, vì ở nước ta nhiều người vẫn quen nghĩ như trước, tức là nếu ai tự nhiên ăn vận giống vua Nga hay lãnh tụ thì chắc hẳn có vấn đề tâm thần và chỗ ở phải là “phòng số 6”…
Tuy nhiên, ”nhân vật lịch sử” trưng ra minh chứng nặng ký là giấy phép được mang vũ khí, mà tờ giấy như vậy thì cơ quan chức năng chỉ cấp cho người với thể trạng tâm lý khỏe mạnh bình thường mà thôi. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các bác sĩ tâm lý-thần kinh xác nhận để cặp bài trùng được tha. Nhưng cơ sự rắc rối với hai “nghệ sĩ đóng thế” vẫn chưa đến hồi kết. Người ta yêu cầu họ ký vào biên bản, trong đó cáo buộc rằng Sergei Soloviev và “đồng nghiệp” không những không chấp hành lệnh cảnh sát rời khỏi địa bàn, lại còn gây khó khăn cho nhà chức trách khi thi hành công vụ. Ngoài ra, biên bản ghi rằng hai nhà kinh doanh cá thể sẽ tạm thời ngừng hoạt động. “Sa hoàng Nikolai” từ chối ký, còn “Lenin” cầm bút nhưng là để vạch mấy chữ to tướng: “Không đồng ý”. Chính sự bướng bỉnh này khiến Soloviev và ông bạn phải quay vào “ngồi cũi” hơn một ngày đêm. Sau đó, ra tòa. Các đại diện Công lý vừa cười vừa đọc hồ sơ, rồi tuyên bố thả cặp bài trùng, bởi hoạt động của hai “nghệ sĩ tự do” không cấu thành tội phạm.
Chuyện đến đây vẫn chưa hết. Các nhân viên công lực làm lại biên bản và tường trình. Theo đó, hai nhân vật đội lốt Lenin và Sa hoàng Nikolai II đã có hành vi và phát ngôn không đúng mực, khoa chân múa tay và dùng từ ngữ thô tục nơi công cộng, cản trở việc đi lại của các công dân. Người ta còn báo với “Lenin” rằng, trong những ngày tới cả ông ta lẫn “Sa hoàng” phải có mặt ở tòa án trong vai trò bị cáo.
Thế là bây giờ cặp bài trùng chờ cuộc tranh nghị mới ở chốn pháp đình. Họ cũng tự mình đâm đơn kiện về hành động bất hợp pháp của cảnh sát. Sergei gửi đơn lên Viện Công tố, còn Viktor (“Sa hoàng”) nộp đơn cho Tòa án.
Dù sao chăng nữa, “Lenin” và “Nikolai đệ nhị” vẫn tiếp tục ngày ngày đến “chỗ làm” ở quảng trường. Riêng Sergei Soloviev còn có công việc thứ hai vào buối tối về ngành cơ khí ô tô. Do sự trớ trêu của số phận, ông thợ Sergei được giao chuyên trách sửa những chiếc xe “Ford” của cảnh sát. Do những diễn biến mới đây, Sergei đã phải xin nghỉ ốm để tạm thời không đến gara sửa xe vào những buổi chiều này.
Đan Thi (Từ Matxcơva)
Ở Cây số 0 trên Quảng trường Đỏ thường thấy cảnh nhóm du khách hiếu kỳ vây quanh cặp đôi lạ thường. Một người nào đó vui nhộn kêu to:”Lenin, sao ông lại đứng chung với Nikolai? Chẳng phải chính ông giết ông ấy rồi cơ mà?”. “Hỏi dốt thế, chúng tớ ngủ cùng nhau đấy chứ!”, - “Lenin” cười ha hả, nháy mắt với “Nikolai đệ nhị”. Một bà khách, hẳn là người nước ngoài, thì dè dặt hỏi: “Xin lỗi, thế ông giá bao nhiêu” (ý là chụp ảnh cùng “Lenin sống” thì phải trả bao nhiêu). “Nikolai miễn phí, còn tôi 100 rúp một lần”, - “Lenin” đáp ngọt ngào.
Chúng tôi chia đôi lợi nhuận, - Sergei Soloviev-“Lenin” giải thích với nhà báo.
Không cần gọi tên, cũng không một lời quảng cáo hay mời chào, nhưng du khách cứ thế đến gần tự đề nghị chụp ảnh lưu niệm cùng với hai “nhân vật lịch sử”.
Nhìn tướng mạo thì Sergei Soloviev quả là giống Lenin thật. Điểm khác biệt duy nhất có chăng là chiều cao. Gần 5 năm trước, Sergei lần đầu tiên đến quảng trường Manezh trong hình dáng Lenin và gặp …người đội lốt Nikolai II. “Sa hoàng” mời “Lenin” cùng sóng đôi hành nghề, và từ đó trở đi cặp bài trùng luôn gắn bó. Mặt khác, công việc cần câu cơm có vẻ nhàn nhã của họ lập tức bị cảnh sát kiếm cách bảo kê. Thoạt đầu, họ phải trả 100 rúp mỗi ngày cho “chỗ đứng làm người mẫu chụp ảnh”, rồi giống như xu thế chung trong đời sống Nga, vật giá ở đây cũng leo thang, 200, 400, 500 rúp…
Thấy rằng thu nhập mỗi ngày một kém tỷ lệ nghịch với tiền “thuế thân”, hai “nhân vật lịch sử” bàn nhau kiếm đường khác nhưng không bỏ nghề. Họ đăng ký hành nghề như những doanh nghiệp cá thể một thành viên. Theo giấy tờ, Sergei Soloviev có quyền hợp pháp kiếm sống bằng hoạt động giải trí và hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh. “Sa hoàng Nikolai II” cũng làm theo cách của “Lenin”. Và địa điểm để lập “văn phòng” cho hoạt động kinh doanh cá thể mà họ chọn cũng rất sáng giá: Quảng trường Đỏ, khu vực Cây số 0.
Sau một lần căn vặn và được “Lenin” ranh mãnh nheo mắt trình ra tất cả những chứng nhận và giấy phép đóng dấu đàng hoàng, “sự quan tâm nóng bỏng” của mấy viên cảnh sát trực trên địa bàn có phần nguội đi. Nhưng rồi đôi khi họ lại viện cớ này cớ khác yêu cầu hai nhân vật “vô tích sự” đi về nhà. Một năm trước, “Sa hoàng Nikolai” có lần quá chén và thậm chí đã phải ngồi sau song sắt vài ngày, khi nhân viên công lực phán quyết rằng với bộ dạng như vậy ông ta có thể gây hại cho xã hội và đặt cho người này thời hạn thử thách là 3 hôm.
Sergei phản bác quan điểm đó của cảnh sát: “Thật ra tôi với Nikolai góp phần đảm bảo an ninh công cộng ấy chứ!”, và kể lại chuyện này: Một lần, viên cảnh sát tiến đến gần cặp bài trùng, vẻ mặt chẳng hứa hẹn điều gì tốt lành, “Lenin” buông lời nhận xét: hạch sách chúng tôi làm gì, tốt hơn hết anh nên xem cái túi vô chủ đàng kia kìa, đã nửa giờ nó nằm đó mà không thấy ai nhận. Rất hiệu nghiệm: viên cảnh sát bổ về phía có thứ vật dụng khả nghi.
Còn một lần khác, có băng lừa đảo xuất hiện ở chỗ chúng tôi. Quí vị biết thủ thuật của bọn này chứ. Chúng nó quẳng một cái ví ra lối đi, sau đó đứng lảng vảng xa xa để rình. Hễ người nào vô tình cúi xuống nhặt cái ví lên là chúng xông ra gây sự và đòi tiền. Chúng tôi bèn đến gặp bọn này và cảnh cáo: biết điều thì bán xới, không thì sẽ bị vạch mặt. Từ đấy ở đây không ai thấy cái ví nào trên mặt đường nữa.
Bây giờ có nguy cơ là trong một thời gian các du khách sẽ không thấy “ông Lenin” trên quảng trường chính nữa. Cách đây chưa lâu, Sergei Soloviev bị nhốt ở đồn công an cả ngày đêm, sau đó người ta đe dọa: sẽ đưa ra tòa.
Khởi đầu rắc rối vẫn tại “Sa hoàng”, dám cố tình chào thủ trưởng cảnh sát quận “Kitai-gorod” Oleg Vasiliev một cách nhạo báng. Chỉ 5 phút sau, cặp bài trùng bị xe cảnh sát hốt đưa về đồn.
Lúc chúng tôi ngồi trong “chuồng cọp”, có các bác sĩ thần kinh-tâm lý đến khám, -
cặp đôi nhớ lại. – Hiển nhiên rồi, vì ở nước ta nhiều người vẫn quen nghĩ như trước, tức là nếu ai tự nhiên ăn vận giống vua Nga hay lãnh tụ thì chắc hẳn có vấn đề tâm thần và chỗ ở phải là “phòng số 6”…
Tuy nhiên, ”nhân vật lịch sử” trưng ra minh chứng nặng ký là giấy phép được mang vũ khí, mà tờ giấy như vậy thì cơ quan chức năng chỉ cấp cho người với thể trạng tâm lý khỏe mạnh bình thường mà thôi. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các bác sĩ tâm lý-thần kinh xác nhận để cặp bài trùng được tha. Nhưng cơ sự rắc rối với hai “nghệ sĩ đóng thế” vẫn chưa đến hồi kết. Người ta yêu cầu họ ký vào biên bản, trong đó cáo buộc rằng Sergei Soloviev và “đồng nghiệp” không những không chấp hành lệnh cảnh sát rời khỏi địa bàn, lại còn gây khó khăn cho nhà chức trách khi thi hành công vụ. Ngoài ra, biên bản ghi rằng hai nhà kinh doanh cá thể sẽ tạm thời ngừng hoạt động. “Sa hoàng Nikolai” từ chối ký, còn “Lenin” cầm bút nhưng là để vạch mấy chữ to tướng: “Không đồng ý”. Chính sự bướng bỉnh này khiến Soloviev và ông bạn phải quay vào “ngồi cũi” hơn một ngày đêm. Sau đó, ra tòa. Các đại diện Công lý vừa cười vừa đọc hồ sơ, rồi tuyên bố thả cặp bài trùng, bởi hoạt động của hai “nghệ sĩ tự do” không cấu thành tội phạm.
Chuyện đến đây vẫn chưa hết. Các nhân viên công lực làm lại biên bản và tường trình. Theo đó, hai nhân vật đội lốt Lenin và Sa hoàng Nikolai II đã có hành vi và phát ngôn không đúng mực, khoa chân múa tay và dùng từ ngữ thô tục nơi công cộng, cản trở việc đi lại của các công dân. Người ta còn báo với “Lenin” rằng, trong những ngày tới cả ông ta lẫn “Sa hoàng” phải có mặt ở tòa án trong vai trò bị cáo.
Thế là bây giờ cặp bài trùng chờ cuộc tranh nghị mới ở chốn pháp đình. Họ cũng tự mình đâm đơn kiện về hành động bất hợp pháp của cảnh sát. Sergei gửi đơn lên Viện Công tố, còn Viktor (“Sa hoàng”) nộp đơn cho Tòa án.
Dù sao chăng nữa, “Lenin” và “Nikolai đệ nhị” vẫn tiếp tục ngày ngày đến “chỗ làm” ở quảng trường. Riêng Sergei Soloviev còn có công việc thứ hai vào buối tối về ngành cơ khí ô tô. Do sự trớ trêu của số phận, ông thợ Sergei được giao chuyên trách sửa những chiếc xe “Ford” của cảnh sát. Do những diễn biến mới đây, Sergei đã phải xin nghỉ ốm để tạm thời không đến gara sửa xe vào những buổi chiều này.
Đan Thi (Từ Matxcơva)