Trong một số tài liệu đời Tống từng nhắc tới chuyện những cô gái đẹp ở các nước láng giềng thường sang tìm những chàng trai người Hán để “nhờ tạo ra” những đứa con khỏe mạnh.

Ảnh: Những chàng trai dưới thời nhà Tống được các cô gái các nước khác ngưỡng mộ (Ảnh minh họa: yiyuanyi.org)

Trong Thanh Ba tạp kỹ của Hoàng Huy đời Tống có ghi: vào đời nhà Tống, những người phụ nữ Nhật Bản thường đi thuyền tới Trung Quốc tự nguyện hiến mình những người đàn ông đẹp để có thể cải thiện được nòi giống.

Tùng mặc kỷ văn của Hồng Hảo đời Tống cũng ghi chép rằng vào đời Tống những cô gái Duy Ngô Nhĩ trước khi lấy chồng có quyền chọn sống chung với một người đàn ông người Hán. Người Duy Ngô Nhĩ cũng cảm thấy tự hào về truyền thống này và trong đám cưới, bố mẹ cô dâu có thể tự hào tuyên bố rằng: “Con gái từng sống chung với một người đàn ông người Hán”, các cô gái càng được sống chung với nhiều người đàn ông thì niềm tự hào lại càng lớn lao. Đó là phong tục của người Duy Ngô Nhĩ. Vì vậy mà hầu hết hậu bối của người Duy Ngô Nhĩ đều mang trong mình dòng máu của người Hán thời Tống.

Vậy tại sao người Nhật và người Duy Ngô Nhĩ lại coi trọng người nhà Tống đến vậy? Tại sao lại cảm thấy việc dâng con gái của mình cho con trai nhà Tống là một điều vinh hạnh? Câu trả lời chính là nhờ vị thế hùng mạnh của nhà Tống và trình độ văn minh của họ. Kinh tế, văn hóa, khoa học và tất cả các lĩnh vực khác của nhà Tống khi đó đều vượt xa các nước trên thế giới.

Nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc, Tất Hiệp đã từng chỉ ra rằng trong suốt 300 dưới triều nhà Tống (960 -1279), trình độ phát triển kinh tế và văn hóa của Trung Quốc đều đi đầu so với các nước khác. Nhà Tống là một quốc gia tiên tiến và văn minh nhất thời kỳ đó. Nhà lịch sử kinh tế nổi tiếng thế giới Gunder Frank cũng nhận định, vào thế kỷ 11, 12 dưới thời Tống, Trung Quốc là một khu vực tiên tiến nhất trên thế giới.

Một nhà nghiên cứu lịch sử thời Tống của Nhật Bản cũng cho rằng thời Tống là thời đại có sức hấp dẫn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nền văn minh Trung Quốc thời kỳ đầu lạc hậu hơn nhiều so với Tây Á nhưng tình hình này đã dần dần bị đảo ngược. Tới thời nhà Tống nền văn minh Trung Quốc còn phát triển hơn cả Tây Á và đứng đầu thế giới thậm chí nhờ sự kích thích của nền văn minh thời Tống và văn minh châu Âu cũng phát triển theo.

Sầm Hoa (Theo Huanqiu)