- Sự đồng nhất một thời về khái niệm nghề cá thủ công manh mún với nghề cá quy mô nhỏ cũng là sự kìm kẹp trong tư duy làm hạn chế những cách đi mạnh dạn ít tốn kém về tính tiên tiến của những cái gọi là nhỏ: Tàu nhỏ và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong trang bị tàu và tổ chức sản xuất.

Không ít khi chúng ta nhầm lẫn giữa trình độ và quy mô trong sản xuất. Điều đó dẫn đến những sai lệch nhất định hiểu về Nghề cá nhân dân. Đến nay hầu như tình trạng vẫn vậy và vẫn bó hẹp năng lực tư duy cũng như tác nghiệp của nhà quản lý, thậm chí nhà lãnh đạo. Đó cũng là những “phụ phẩm” có hại trong nhiều chương trình, dự án.

LTS: Quyết định 393  của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/6/1997 đã qua 20 năm. Tình cờ, cũng là vừa tròn 3 năm ra đời Nghị định 67. Nhân dịp này, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của cựu Bộ trưởng Bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc như một thông điệp mang tính xây dựng nhằm: Giải quyết sự cố tàu hỏng nằm bờ hiện tại là việc phải dứt điểm và không hề nhỏ đối với các nhà quản lý ngành vì đó là tài sản lớn và phương tiện mưu sinh quan trọng của người dân biển, là uy tín về sự minh bạch và trình độ năng lực trong quản lý.

Kinh nghiệm từ câu chuyện cũ

 

{keywords}

Hồi những năm 1995-1997, khi Nhà nước chuẩn bị chủ trương mở ra đầu tư tàu cá xa bờ, một không khí khẩn trương sôi động diễn ra ở khắp các làng cá cả nước. Ảnh minh họa: baobariavungtau

Thời xa bờ trước đây, tôi biết ngư dân VM xã Quảng Tiến sát Sầm Sơn (Thanh Hóa) say với tàu xa bờ, đầu tư làm lưới và vay vốn đóng tàu. Con người cụt một tay đó hay lên báo cáo điển hình mỗi lần có hội nghị về khai thác. Bẵng một thời gian tôi nghe anh thua lỗ, rồi nợ lớn không trả được. Một lần về Thanh Hóa, tôi định qua thăm anh lúc khó khăn đó thì nghe tin anh mất. Tôi đi cùng với vài anh em sở Thủy sản qua thắp hương anh nhưng nhà vắng ngắt. Hàng xóm bảo người nhà đi vắng để tránh gặp cơ quan tín dụng đến đòi nợ khi chưa làm ra tiền trở lại.

Hồi những năm 1995-1997, khi Nhà nước chuẩn bị chủ trương mở ra đầu tư tàu cá xa bờ, một không khí khẩn trương sôi động diễn ra ở khắp các làng cá cả nước. Mọi người hồ hởi triển khai Quyết định đúng đắn, hợp lòng dân và có tính đột phá này, mà nếu ở khung cảnh kinh tế Việt Nam những năm đó khi đang đi ra từ bao cấp và kế hoạch hóa tập trung chúng ta mới hiểu hết được mọi ý nghĩa của bản Quyết định và những khó khăn từ thực tiễn cũng như những cái bỡ ngỡ bắt nguồn từ các yếu tố vĩ mô lúc đó khi đang có những chuyển đổi sang cơ chế thị trường.

 

{keywords}

Lẽ ra công việc sẽ phát huy mạnh mẽ hơn, song chính những hạn chế mà trong đó có cả sự không ngang tầm về trình độ quản lý và tổ chức sản xuất đã làm cho chủ trương đúng đắn này không đi tiếp được xa hơn. Ảnh Lê Anh Dũng.

Câu chuyện đóng mới và cải hoán tàu cá nhằm vươn ra đánh bắt xa bờ được làm bài bản, tổng lực từ năm 1993, đến cuối năm 2001 lên  khoảng 4.600. Bù đắp lại thiệt hại nặng nề sau bão số 5/1997 (bão Linda), Nhà nước đã ưu đãi giúp dân nhanh chóng khôi phục, đồng thời nâng cấp đội tàu  để có thêm 1.426 tàu thuyền các loại, đưa tổng cộng số tàu xa bờ lên hơn 6.000 chiếc. 

Lẽ ra công việc sẽ phát huy mạnh mẽ hơn, song chính những hạn chế mà trong đó có cả sự không ngang tầm về trình độ quản lý và tổ chức sản xuất đã làm cho chủ trương đúng đắn này không đi tiếp được xa hơn, cộng thêm giá dầu hồi đó tăng cao cũng góp phần làm chao đảo tàu xa bờ!

Bộ Thủy sản năm 2001 phân tích hiệu quả kinh tế của  1305 tàu thuộc các dự án tín dụng cho thấy, số tàu làm ăn đã có lãi là 472 chiếc, số hòa vốn là 420 chiếc và số tàu làm ăn thua lỗ là 416 chiếc. Tổng số nợ đọng tập trung chủ yếu ở các tàu làm ăn thua lỗ và một phần khu vực hòa vốn do năng lực yếu của chủ dự án, trong đó có các HTX và một ít doanh nghiệp Nhà nước. Trong 416 tàu làm ăn thua lỗ có khoảng 100 tàu thực sự không trả nợ được, dẫn đến: Trong hơn 1.248 tỷ đồng đã giải ngân lúc đó thì nợ quá hạn đến giữa năm2001 là trên 96 tỷ đồng và lãi chưa trả tại thời điểm đó là 161 tỷ đồng. Bộ đã chỉ đạo các địa phương thực hiện chuyển chủ sở hữu và bán lại các tàu này. Khoảng 200 tàu đã được chuyển nhượng với giá chuyển nhượng chỉ còn trên dưới 30% giá ban đầu của con tàu. Các ngân hàng về sau ngại việc cho vay tương tự. Tâm lý này còn kéo đến nay, khi đã đi qua thời kỳ của Nghị định 67.

Từ bài học tới kinh nghiệm 

 

{keywords}
Hạ thủy tàu vỏ thép đầu tiên đóng mới theo Nghị định 67. Ảnh Lê Anh Dũng

Hiện tượng “chạy” dự án những năm đầu cũng rải rác ở không ít địa phương và thường đưa lại những ông chủ dự án không đích thực về năng lực sản xuất cũng như quản lý, một tỷ lệ tàu thua lỗ sau khi đưa vào sản xuất nằm ở đây. Tuy nhiên hiện tượng ồ ạt ban đầu loại chủ kém đích thực này lại bắt đầu từ vấn đề HTX. Nhiều nơi những năm đầu đua nhau lập HTX để được vay vốn đóng tàu. Không ít các HTX dựng lên kiểu này sau cũng giải tán và tàu phải chuyển chủ sở hữu như đã nhắc phần trên. Trong lúc thoái trào như vậy, cứu cánh cho loại hình HTX kiểu mới chưa xuất hiện thì HTX Nghề cá khó làm tròn vai trò của chủ đầu tư và là nòng cốt cho việc vay vốn đóng tàu và quản lý các con tàu này về sau.

Những địa phương có nghề cá phát triển, nhu cầu nâng cấp phương tiện sản xuất  là bức bách, thì số đông  tàu đóng mới làm ăn có lãi, và nơi đó thấy rõ sự thành công. Ngược lại thì sự vận hành các dự án khá chật vật, thậm chí loay hoay một số năm mà vẫn không có phương án sản xuất (tổng thể hay từng con tàu) và, tất nhiên, không nhìn thấy hiệu quả. Nói cách khác: Sản xuất đợi dự án chứ không phải có dự án rồi mới tìm đến thực tế sản xuất. Những khúc mắc khi đưa tàu đóng mới vào sử dụng làm bộc lộ rõ rệt cái điều hiển nhiên đó, đáng tiếc là làm rồi mới thấy! Có những địa phương ở quy mô cấp tỉnh với nghề cá lâu nay quen “nửa khơi nửa lộng”, sau khi đóng xong đa phần là các tàu lưới kéo, do không quen nghề và vì vấn đề ngư trường, đã phải tốn kém để “cải hoán” ngay từ đầu, đổi nghề, đổi máy, đổi thiết kế boong… Có thể thấy, cách phân bổ bình quân (có khi do nể nang) và xét duyệt không kỹ. Từ đó mà có tình trạng không chuẩn bị được phương án sản xuất trong thực tế cho không ít con tàu.

Phải nhìn thấy phương án từ thực tế sản xuất trước khi hình thành dự án. Có một số điều kiện ưu đãi cho người vay khá mạnh bạo nhưng quy định về nghĩa vụ kinh tế ràng buộc người vay liên quan điều kiện ưu đãi đó chưa có sự rạch ròi, vì thế sau này việc thu hồi nợ vay nhiều khi rất khó thực hiện. Thí dụ như quy định về tỷ lệ vốn người vay góp vào dự án (tự có), và đặc biệt là điều kiện thay cho thế chấp: Dùng vật hình thành từ vốn vay để bảo đảm nợ vay. Một phần nợ khó đòi cũng do giải quyết khúc mắc từ điều kiện ưu đãi này. Đây là điều cần tiếp tục làm rõ, một khi điều kiện vay ưu đãi đó vẫn hiện hữu.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc

Phương Cúc ghi

Thách đấu: Mỹ từ chưa đủ che lấp ẩu đả

Thách đấu: Mỹ từ chưa đủ che lấp ẩu đả

Theo đánh giá của nhiều võ sư thì đó hầu hết là những màn ẩu đả, người có sức khoẻ thắng người yếu hơn, chứa rất ít yếu tố (giao lưu) học thuật.

Chống vaxin là hại mình và hại cả xã hội

Chống vaxin là hại mình và hại cả xã hội

Năm 2013, chúng ta chứng kiến một dịch sởi khốc liệt, giết chết nhiều cháu bé. Đó là hậu quả của cuộc vận động không chích ngừa vaxin trước đó một thời gian.

Chuyện cán bộ cấp cao giàu nhờ bán chổi chít, nuôi lợn, nuôi gà

Chuyện cán bộ cấp cao giàu nhờ bán chổi chít, nuôi lợn, nuôi gà

Câu chuyện đang được dư luận đặc biệt quan tâm hiện nay là 2 nữ cán bộ cấp cao đã nhiều lần thiếu trung thực trong việc kê khai tài sản, lạm dụng chức quyền ký các quyết định có lợi cho bản thân.