Thoạt nhiên, người ta nghĩ
nghề chăm sóc khách hàng là chào đón khách hàng... Sự thực thì đó là chiến lược
trong kinh doanh sản phẩm của từng doanh nghiệp.
Chăm sóc khách hàng hiểu theo nghĩa tổng quát nhất là đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng, phục vụ theo cách mà họ muốn và làm những việc cần thiết để giữ chân
khách hàng mình đang có, đồng thời lấy đó làm điểm mạnh để lôi kéo các đối tượng
tiềm năng.
Ở Việt Nam, công việc chăm sóc khách hàng thực sự được nhiều người biết đến nhất
là ở ngành viễn thông. Khi các cuộc cách mạng về công nghệ lan tới, hệ thống
tổng đài tập trung được áp dụng để chăm sóc được nhiều khách hàng cùng một thời
điểm, cuộc chạy đua “nâng niu thượng đế” của doanh nghiệp đã thúc đẩy sự phát
triển của lĩnh vực này.
Ngành viễn thông đã cho chúng ta một cái nhìn chung về tầm quan trọng của chăm
sóc khách hàng nhưng cũng chính ngành này lại đang phải đối mặt với sự phản ứng
dữ dội của người dùng nếu coi trọng mục tiêu phát triển bề rộng hơn là khách
hàng hiện hữu. Đối với khách hàng, khi sự cố xảy ra, đôi khi cái người ta cần
chỉ là sự thông báo trước nếu xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, hay sự hỗ trợ
kịp thời nếu là yếu tố khách quan.
Nhiều trường hợp, nhà mạng sau khi đã có hợp đồng của khách hàng và ràng buộc
“thượng đế” bằng nhiều điều khoản là sẵn sàng bỏ rơi khách hàng. Ngược lại, các
doanh nghiệp nhỏ thường coi chăm sóc khách hàng là chiến lược để bước vào thị
trường viễn thông được xem như độc chiếm của các đại gia.
Đầu năm 2010, thị trường viễn thông Internet có thêm điểm nhấn là sự xuất hiện
của một ISP mới, CMC TI, đơn vị ra đời từ sự kết hợp giữa Tổng công ty Đầu tư và
Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Công nghệ CMC. CMC TI đã lựa chọn
hướng đi cung cấp dịch vụ chủ lực là đường truyền Internet tốc độ cao.
Sau một năm kinh doanh dịch vụ, chưa thể nói rằng doanh nghiệp này đã tạo được
sóng gió trên thị trường viễn thông nhưng doanh nghiệp này đã chọn cách đi lên
khá riêng: Lấy công tác chăm sóc khách hàng làm bước đi lâu dài và mang tính
chiến lược.
Theo CMC TI, tỷ lệ dời mạng của ISP này thấp (khoảng 5%). Đây là một tỷ lệ đáng
mơ ước của các nhà mạng giữa thời kỳ người tiêu dùng sẵn sàng thay đổi nhà cung
cấp nếu cảm thấy không hài lòng vì bất cứ lý do gì. CMC TI đã tạo được quy trình
chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp kể từ khi người dùng ở dạng tiềm năng cho tới
khi trở thành khách hàng chính thức. Ngoài hệ thống chuẩn, CMC TI thể hiện sự
tôn trọng và sự cảm ơn chân thành của mình bằng nhiều chương trình khác phù hợp
tâm lý khách hàng.
Đại diện của CMC TI cho biết, hầu hết khách hàng của họ là những doanh nghiệp
vừa và nhỏ, ngoài tiêu chí chuẩn về chất lượng dịch vụ thì có những yêu cầu khá
khắt khe về chương trình chăm sóc khách hàng. Tuy hiện nay lượng khách hàng của
CMC TI chưa lớn, song đơn vị này sẽ phát triển chiến lược song hành với quy mô
lớn dần của khách hàng, tránh trường hợp có thêm nhiều khách hàng mới tới nhưng
cũng lắm người rời đi.
Khi được hỏi, “chiến lược chăm sóc khách hàng tốt có phải là yếu tố then chốt để
lôi kéo và giữ chân khách hàng?”, đại diện CMC TI chia sẻ: “Công tác chăm sóc
khách hàng tốt phải đi cùng với dịch vụ tốt và sự tồn tại của doanh nghiệp dựa
trên 3 yếu tố rất cơ bản: Chất lượng sản phẩm, sự thuận lợi và cuối cùng là con
người.
Tới một thời điểm nào đó, khi chất lượng sản phẩm của những nhà cung cấp khác
nhau ở cùng một mức về chất lượng và giá thành thì khách hàng sẽ lựa chọn đơn vị
thực sự tôn trọng họ. CMC TI đang cố gắng làm tốt đồng thời cả hai yếu tố dịch
vụ tốt và chăm sóc khách hàng chu đáo.
-
Trần Hương