Chỉ sau 4 năm, một thiếu nữ từng làm nhiều thanh niên Bến Tre thầm yêu trộm nhớ
thì nay đã biến thành một bà lão 70 với làn da nhăn nheo, chảy xệ.
TIN BÀI KHÁC
Sự thật khác về nhà ngoại cảm, thần y, người giời...
'Lơ lửng' bản án oan hiếp dâm tại Hà Đông
Yêu cầu đưa Luyện về dựng lại hiện trường
Bán trẻ sơ sinh tại bệnh viện giá 15 triệu đồng
'Lơ lửng' bản án oan hiếp dâm tại Hà Đông
Yêu cầu đưa Luyện về dựng lại hiện trường
Bán trẻ sơ sinh tại bệnh viện giá 15 triệu đồng
Thông tin cô gái 26 tuổi Nguyễn Thị Phượng ở thị trấn Giồng Trôm, tỉnh Bến
Tre sau một thời gian tự dùng thuốc chữa dị ứng đã “biến” thành một “bà cụ 70
tuổi” thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận và giới y khoa.
BS Võ Thị Bạch Sương, bộ môn Da liễu trường Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết trên Thanh Niên: “Có thể đây là một trong những ca hiếm hoi, không phải hội chứng lão hóa sớm (hội chứng này xuất hiện từ lúc nhỏ, chứ không phải đến tuổi trưởng thành rồi “già” đột ngột như trường hợp của Phượng) mà tác nhân là do tác dụng phụ của thuốc.
Bệnh nhân có thể đã dùng corticoid một thời gian dài không đúng, từ Tây y đến Đông y, vì rất nhiều trường hợp cơ sở Đông y trộn tân dược corticoid và trong thuốc tễ, dẫn đến biến chứng do corticoid. Đó là mặt sưng to, làm tăng thể tích da đột ngột, làm rạn da vùng bụng”.
Bác sĩ Hoàng Văn Minh - trưởng phòng khám da liễu Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM chẩn đoán sơ bộ tình hình bệnh của chị Phượng và cho biết trên Tuổi trẻ: Chị Phượng có dấu hiệu dương tính của bệnh Mastocytose, hay còn gọi là bệnh tế bào vón.
Theo bác sĩ Minh, khi khám ông thấy mặt chị Phượng có biểu hiện bị sưng, nếp nhăn da thấy rất rõ, nổi hẳn lên và vẫn còn ngứa. Ngoài ra, trước đây cứ khoảng một tháng chị Phượng còn có những đợt bị tiêu chảy. Mỗi khi bị tiêu chảy mặt và tay bị đỏ lên. Từ những dấu hiệu lâm sàng này, bác sĩ Minh khẳng định hơn 90% chị Phượng bị bệnh tế bào vón
Cũng theo bác sĩ Minh, bệnh tế bào vón có 2 dạng bệnh là: dạng da đơn thuần và dạng bệnh hệ thống. Chị Phượng thuộc dạng bệnh thứ nhất nên khả năng chữa khỏi rất cao, gương mặt có thể phục hồi 50-70% .
Trước đó, báo chí đồng loạt đưa tin chị Nguyễn Thị Phượng mắc căn bệnh lạ chưa từng có. Chị Phượng lập gia đình với anh Nguyễn Thanh Tuyền (sinh năm 1978) từ năm 2006, một năm sau khi lấy chồng, chị đã có những triệu chứng ngứa da mặt và da tay. 4 năm sau, từ một phụ nữ trẻ đẹp, chị biến thành một bà lão già nua.
Mặc cảm và cuộc sống ở Bến Tre cũng chỉ làm mướn làm thuê, giữa năm 2010, vợ chồng chị Phượng chuyển về Bù Đốp, tỉnh Bình Phước lập nghiệp. Chồng làm thuê, vợ bóc vỏ hạt điều kiếm sống qua ngày. Câu chuyện về người con gái xinh đẹp ở Giồng Trôm bỗng hóa thành bà lão tưởng như chỉ bà con hàng xóm mới biết thì những ngày gần đây, Phượng đi khám dạ dày và được một bác sĩ phát hiện bệnh cảnh.
Trường hợp của chị Phương không phải là trường hợp duy nhất ở Việt Nam bị mắc chứng bệnh kỳ lạ này.
Trước đó, Báo Thanh Niên cũng từng thông tin về trường hợp Nguyễn Thanh Hiền (ngụ ấp Hòa Hưng 1, xã Thạnh Quới, H.Long Hồ, Vĩnh Long), mới 17 tuổi nhưng nhìn hom hem như cụ già 80. Hiền rất yếu, đi vài bước đã té ngã. Năm anh 15 tuổi, đi làm giấy CMND, công an huyện lúng túng vì đây là lần đầu gặp trường hợp quá lạ.
Kế đến là ông Đỗ Quí Dân ngụ ấp Phú Đa, xã Vĩnh Bình, H.Chợ Lách (Bến Tre), mặc dù đã 50 tuổi nhưng ông chỉ cao khoảng 90 cm và có khuôn mặt của một đứa trẻ.
Trên thế giới cũng từng phát hiện ra vài trường hợp mắc căn bệnh kỳ lạ này. Trường hợp điển hình mắc bệnh là một bé gái 7 tháng tuổi trông đã như cụ già, đó là bé Zoey Penny ở New Jersey, Mỹ, được coi là người trẻ nhất trên thế mới mắc chứng lão hóa sớm.
Harry Crowther, người Anh, 11 tuổi cũng bị chứng lão hóa sớm không điển hình (Atypical Progeria Syndrome), khiến cơ thể già đi nhanh hơn bình thường gấp 5 lần. Từ năm lên một, da Harry bắt đầu trở nên nhăn nheo và khuôn mặt thay đổi. Nhưng phải mất 7 năm ròng, các bác sĩ mới xác nhận chính xác đây là bệnh gì. Cậu thường xuyên bị những cơn đau do viêm khớp hành hạ, da Harry bắt đầu mỏng lại, các xương ở ngón tay và xương đòn thì mòn đi vì quá trình lão hóa diễn ra sớm hơn bình thường.
Năm 2003, các nhà khoa học Anh đã giải mã được căn bệnh lão hóa ở trẻ, còn gọi là Progeria hay còn gọi là Hội chứng già trước tuổi Hutchinson-Gilford. Thủ phạm là một đột biến ở gene Lamin A.
Căn bệnh lão hóa ở trẻ em lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1886. Bệnh nhân không phát bệnh vào lúc mới sinh mà phải 18 tháng sau đó mới có các triệu chứng của tuổi già, như da bị lão hóa, xương trở nên giòn, đầu bị hói vào lúc 4 tuổi, cơ quan nội tạng rệu rã và thường tử vong ở tuổi 13 vì những bệnh của người già như bệnh tim và đột quỵ. Chiều cao của trẻ không quá 1m và chỉ nặng khoảng 13-15 cân. Tuy nhiên, trẻ mắc căn bệnh này thường có trí thông minh trên mức bình thường.
Trên thế giới, cứ khoảng 4-8 triệu trẻ em thì có một trường hợp bị lão hóa sớm. Chính vì thế việc nghiên cứu bệnh này rất khó vì số bệnh nhân trong một thời điểm là có hạn.
Mẫn Chi (tổng hợp)
Mới 26 tuổi nhưng chị Phượng trông như một bà lão 70. Tuy nhiên, các bác sĩ
cho rằng, căn bệnh này của chị Phượng có thể chữa khỏi. (Ảnh: Tuổi trẻ) |
BS Võ Thị Bạch Sương, bộ môn Da liễu trường Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết trên Thanh Niên: “Có thể đây là một trong những ca hiếm hoi, không phải hội chứng lão hóa sớm (hội chứng này xuất hiện từ lúc nhỏ, chứ không phải đến tuổi trưởng thành rồi “già” đột ngột như trường hợp của Phượng) mà tác nhân là do tác dụng phụ của thuốc.
Bệnh nhân có thể đã dùng corticoid một thời gian dài không đúng, từ Tây y đến Đông y, vì rất nhiều trường hợp cơ sở Đông y trộn tân dược corticoid và trong thuốc tễ, dẫn đến biến chứng do corticoid. Đó là mặt sưng to, làm tăng thể tích da đột ngột, làm rạn da vùng bụng”.
Bác sĩ Hoàng Văn Minh - trưởng phòng khám da liễu Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM chẩn đoán sơ bộ tình hình bệnh của chị Phượng và cho biết trên Tuổi trẻ: Chị Phượng có dấu hiệu dương tính của bệnh Mastocytose, hay còn gọi là bệnh tế bào vón.
Theo bác sĩ Minh, khi khám ông thấy mặt chị Phượng có biểu hiện bị sưng, nếp nhăn da thấy rất rõ, nổi hẳn lên và vẫn còn ngứa. Ngoài ra, trước đây cứ khoảng một tháng chị Phượng còn có những đợt bị tiêu chảy. Mỗi khi bị tiêu chảy mặt và tay bị đỏ lên. Từ những dấu hiệu lâm sàng này, bác sĩ Minh khẳng định hơn 90% chị Phượng bị bệnh tế bào vón
Cũng theo bác sĩ Minh, bệnh tế bào vón có 2 dạng bệnh là: dạng da đơn thuần và dạng bệnh hệ thống. Chị Phượng thuộc dạng bệnh thứ nhất nên khả năng chữa khỏi rất cao, gương mặt có thể phục hồi 50-70% .
Trước đó, báo chí đồng loạt đưa tin chị Nguyễn Thị Phượng mắc căn bệnh lạ chưa từng có. Chị Phượng lập gia đình với anh Nguyễn Thanh Tuyền (sinh năm 1978) từ năm 2006, một năm sau khi lấy chồng, chị đã có những triệu chứng ngứa da mặt và da tay. 4 năm sau, từ một phụ nữ trẻ đẹp, chị biến thành một bà lão già nua.
Mặc cảm và cuộc sống ở Bến Tre cũng chỉ làm mướn làm thuê, giữa năm 2010, vợ chồng chị Phượng chuyển về Bù Đốp, tỉnh Bình Phước lập nghiệp. Chồng làm thuê, vợ bóc vỏ hạt điều kiếm sống qua ngày. Câu chuyện về người con gái xinh đẹp ở Giồng Trôm bỗng hóa thành bà lão tưởng như chỉ bà con hàng xóm mới biết thì những ngày gần đây, Phượng đi khám dạ dày và được một bác sĩ phát hiện bệnh cảnh.
Trường hợp của chị Phương không phải là trường hợp duy nhất ở Việt Nam bị mắc chứng bệnh kỳ lạ này.
Trước đó, Báo Thanh Niên cũng từng thông tin về trường hợp Nguyễn Thanh Hiền (ngụ ấp Hòa Hưng 1, xã Thạnh Quới, H.Long Hồ, Vĩnh Long), mới 17 tuổi nhưng nhìn hom hem như cụ già 80. Hiền rất yếu, đi vài bước đã té ngã. Năm anh 15 tuổi, đi làm giấy CMND, công an huyện lúng túng vì đây là lần đầu gặp trường hợp quá lạ.
Nguyễn Thanh Hiền (phải) mới 17 tuổi nhưng hom hem như một ông lão còn cụ
ông Nguyễn Quí Dân đã đến tuổi ngũ tuần nhưng lại giống như một đứa trẻ con
(Ảnh: Thanh niên) |
Kế đến là ông Đỗ Quí Dân ngụ ấp Phú Đa, xã Vĩnh Bình, H.Chợ Lách (Bến Tre), mặc dù đã 50 tuổi nhưng ông chỉ cao khoảng 90 cm và có khuôn mặt của một đứa trẻ.
Trên thế giới cũng từng phát hiện ra vài trường hợp mắc căn bệnh kỳ lạ này. Trường hợp điển hình mắc bệnh là một bé gái 7 tháng tuổi trông đã như cụ già, đó là bé Zoey Penny ở New Jersey, Mỹ, được coi là người trẻ nhất trên thế mới mắc chứng lão hóa sớm.
Zoey Penny (trái) và Harry Crowther với khuôn mặt già nua (Ảnh: Myfoxny) |
Harry Crowther, người Anh, 11 tuổi cũng bị chứng lão hóa sớm không điển hình (Atypical Progeria Syndrome), khiến cơ thể già đi nhanh hơn bình thường gấp 5 lần. Từ năm lên một, da Harry bắt đầu trở nên nhăn nheo và khuôn mặt thay đổi. Nhưng phải mất 7 năm ròng, các bác sĩ mới xác nhận chính xác đây là bệnh gì. Cậu thường xuyên bị những cơn đau do viêm khớp hành hạ, da Harry bắt đầu mỏng lại, các xương ở ngón tay và xương đòn thì mòn đi vì quá trình lão hóa diễn ra sớm hơn bình thường.
Năm 2003, các nhà khoa học Anh đã giải mã được căn bệnh lão hóa ở trẻ, còn gọi là Progeria hay còn gọi là Hội chứng già trước tuổi Hutchinson-Gilford. Thủ phạm là một đột biến ở gene Lamin A.
Căn bệnh lão hóa ở trẻ em lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1886. Bệnh nhân không phát bệnh vào lúc mới sinh mà phải 18 tháng sau đó mới có các triệu chứng của tuổi già, như da bị lão hóa, xương trở nên giòn, đầu bị hói vào lúc 4 tuổi, cơ quan nội tạng rệu rã và thường tử vong ở tuổi 13 vì những bệnh của người già như bệnh tim và đột quỵ. Chiều cao của trẻ không quá 1m và chỉ nặng khoảng 13-15 cân. Tuy nhiên, trẻ mắc căn bệnh này thường có trí thông minh trên mức bình thường.
Trên thế giới, cứ khoảng 4-8 triệu trẻ em thì có một trường hợp bị lão hóa sớm. Chính vì thế việc nghiên cứu bệnh này rất khó vì số bệnh nhân trong một thời điểm là có hạn.
Mẫn Chi (tổng hợp)