(VietNamNet)- Hơn một phần tư thế kỷ, gần 10.000 ngày đêm, người phụ nữ ở một làng quê nghèo khó đã âm thầm, lặng lẽ, không biết đến tuổi trẻ, tình yêu; vừa là chị, vừa là mẹ, vừa là y tá, hộ lý, lao công quên mình vì sự sống của người em tật nguyền…
TIN BÀI KHÁC:
Đó là cô La Thị Quyết (sinh năm 1958, quê xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh- GV Trường MN Vượng Lộc). Quyết là con thứ 3 trong một gia đình nông dân nghèo có 4 anh chị em. Lên ba, em mồ côi mẹ. “Lúc đó, cậu út La Văn Sơn chưa đầy 1 tuổi. Lên 4, lên 5, Quyết ốm nhách, nhưng phải trông em giúp bố”- Chị La Thị Diện (chị cả) nhớ lại.
Năm 1981, Sơn lên đường nhập ngũ. Năm 1985 giải ngũ với căn bệnh tâm thần. Năm 1986, bố mất. Quyết ở vậy nuôi em. “Lúc ấy, tôi 27, không phải không có bạn trai, nhưng gia cảnh ngặt nghèo quá. Em trai vừa xuất ngũ, bệnh tật không tự chủ được, không thể để mặc em sống ra sao thì sống, thôi thì đến nước này, không thể đành lòng bỏ em mà đi được…”. Quyết tâm sự.
Hơn một phần tư thế kỷ, gần 10.000 ngày đêm, Quyết đã chung sống với la, hét, gầm, rú, với phá phách, đập phá với những hành vi thất thường của người em bị bệnh tâm thần. “ Từ ngày đó đến nay, tôi chưa có được một ngày bình yên, một giấc ngủ an lành.”. Quyết giải bày.
Cậu em của Quyết là La Văn Sơn được nhốt trong một căn phòng xây, cửa sắt sát nhà ở. Suốt ngày đêm, Sơn đập, phá làm thủng gạch, vỡ tường. Sau đó, chị em Quyết đã vay tiền xây hẳn một ngôi nhà hai gian tách riêng, lợp bằng phi-bro-ximăng, cửa sổ, cửa chính đều khóa bằng sắt chắc chắn.
Vào cuối tháng 2 năm 2011, trên đường về Can Lộc công tác, chúng tôi đã đến thăm chị em Quyết. Nghe có người, cậu Sơn hú, hét, đấm vào song cửa, giơ cổ tay đang bị xích sắt ra ngoài. Phải vất vả, Quyết và người nhà mới mở được cửa phòng. Chúng tôi rón rén bước vào phòng theo Quyết.
Sơn ngồi chồm hỗm trên bục xi măng (ước rộng khoảng 4m2). Dưới đó là sàn xi măng. Ẩm thấp. Lạnh lẽo. Tối. Và nặng mùi. Trên tường, chằng chịt những vết gạch.
Quyết bước đến gần em. Sơn rên, đòi nước. Mắt nhớn nhác, thất thần. Một tay cầm cốc nhựa vò nát, rồi ném xuống sàn. Một hàng xóm cho biết: “Không nhốt không được. Vì Sơn ra ngoài hung hãn lắm! Với người điên dại, không né tránh, đề phòng ai biết cơ sự gì sẽ diễn ra.
Cho nên chúng tôi đã căn dặn cô Quyết, chị em ruột thịt đã đành, nhưng cũng phải cảnh giác vì cậu điên dại có ý thức được đâu!”. Có mặt tại nhà Quyết, cô Nguyễn Thị Huệ- Hiệu trưởng Trường MN Vượng Lộc tỏ ra ái ngại:
“Dạy MN đang hợp đồng, trước đây lương chỉ vài chục ngàn. Hai năm nay lương hợp đồng hơn một triệu, có đỡ ra, nhưng một mình đã khó khăn, lại còn phải nuôi em bệnh tật. Khổ vật chất, có thể chịu đựng được, nhưng tinh thần lúc nào cũng căng thẳng, cũng như bị khủng bố. Tội nghiệp!”.
Mỗi lần tan lớp là Quyết nhanh chân về nhà, lo cơm nước cho em. “Vất vả còn hơn nuôi con mọn. Mỗi ngày 3 bữa. Không thể dùng bát đĩa vì cậu ném. Vỡ đã đành, nhưng nguy hiểm hơn là gây thương tích. Có hôm vớ được hòn gạch tự đập vào tay, vào đầu, máu chảy nhoe nhoét. Thành thử, tất cả đồ ăn, uống cho vào đồ nhựa mềm, dẻo, dùng một lần”.
Sơn hung hãn. Bạ gì xé nấy. Quần, áo, chăn, màn xé vụn tả tơi. Cho bì rải lên sàn, quấn bì cho khỏi lạnh. Xé sạch. Bức bối, hoảng loạn, thất thường, bạ gì xé nấy, cho nên hàng ngày lại phải mang bì vào để Sơn xé. Khốn khổ hơn.
Sơn tiểu tiện đều ở trong phòng . Có lần, đi vệ sinh rồi tay bốc, trát lên người hoặc vất vung vãi nên việc chăm sóc còn hơn cả con mọn. “Em chăm sóc mình cậu mà vất vả gấp trăm ngàn lớp học trò MN của em ngoài trường”. Quyết tâm sự.
Vì vậy, làm gì có giấc ngủ trưa. Có khi đang cầm bát cơm, nghe cậu hét lại đặt bát xuống. Nhưng ban đêm, nhất là những đêm động trời, cậu gầm, rú, đập phá kinh hồn lắm.
Ở đây ẩm thấp, nên đêm đến muỗi như vãi trấu. Cứ chập choạng, người phụ nữ này cũng đốt đống bổi, quạt vào phòng vừa xua muỗi, vừa xua đi mùi xú khí.
Gần 10.000 ngày đêm âm thầm, lặng lẽ , tận tụy mà người phụ nữ này tịnh không một tiếng kêu ca phàn nàn. Quyết gầy, xanh xao, già trước tuổi. Dĩ nhiên. “ Tôi sợ nhất là mình ốm nằm xuống thì ai chăm sóc, lo lắng cho cậu?!”. Thản nhiên Quyết buột miệng.
Có lẽ vì thế mà Quyết không được phép ốm chăng ? Lời giải bày sao nghe mà nhói lòng!
Lê Văn Vỵ (Trung tâm GDTX Hương Sơn, Hà Tĩnh)
TIN BÀI KHÁC:
Vụ nữ sinh lộ clip sex: Người trong cuộc lên tiếng
Tranh cãi biểu diễn "chuyện ấy" trước mặt SV
Quyết với cậu Sơn đang bị xích trong phòng. |
Đó là cô La Thị Quyết (sinh năm 1958, quê xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh- GV Trường MN Vượng Lộc). Quyết là con thứ 3 trong một gia đình nông dân nghèo có 4 anh chị em. Lên ba, em mồ côi mẹ. “Lúc đó, cậu út La Văn Sơn chưa đầy 1 tuổi. Lên 4, lên 5, Quyết ốm nhách, nhưng phải trông em giúp bố”- Chị La Thị Diện (chị cả) nhớ lại.
Năm 1981, Sơn lên đường nhập ngũ. Năm 1985 giải ngũ với căn bệnh tâm thần. Năm 1986, bố mất. Quyết ở vậy nuôi em. “Lúc ấy, tôi 27, không phải không có bạn trai, nhưng gia cảnh ngặt nghèo quá. Em trai vừa xuất ngũ, bệnh tật không tự chủ được, không thể để mặc em sống ra sao thì sống, thôi thì đến nước này, không thể đành lòng bỏ em mà đi được…”. Quyết tâm sự.
Hơn một phần tư thế kỷ, gần 10.000 ngày đêm, Quyết đã chung sống với la, hét, gầm, rú, với phá phách, đập phá với những hành vi thất thường của người em bị bệnh tâm thần. “ Từ ngày đó đến nay, tôi chưa có được một ngày bình yên, một giấc ngủ an lành.”. Quyết giải bày.
Cậu em của Quyết là La Văn Sơn được nhốt trong một căn phòng xây, cửa sắt sát nhà ở. Suốt ngày đêm, Sơn đập, phá làm thủng gạch, vỡ tường. Sau đó, chị em Quyết đã vay tiền xây hẳn một ngôi nhà hai gian tách riêng, lợp bằng phi-bro-ximăng, cửa sổ, cửa chính đều khóa bằng sắt chắc chắn.
Vào cuối tháng 2 năm 2011, trên đường về Can Lộc công tác, chúng tôi đã đến thăm chị em Quyết. Nghe có người, cậu Sơn hú, hét, đấm vào song cửa, giơ cổ tay đang bị xích sắt ra ngoài. Phải vất vả, Quyết và người nhà mới mở được cửa phòng. Chúng tôi rón rén bước vào phòng theo Quyết.
Sơn ngồi chồm hỗm trên bục xi măng (ước rộng khoảng 4m2). Dưới đó là sàn xi măng. Ẩm thấp. Lạnh lẽo. Tối. Và nặng mùi. Trên tường, chằng chịt những vết gạch.
Quyết bước đến gần em. Sơn rên, đòi nước. Mắt nhớn nhác, thất thần. Một tay cầm cốc nhựa vò nát, rồi ném xuống sàn. Một hàng xóm cho biết: “Không nhốt không được. Vì Sơn ra ngoài hung hãn lắm! Với người điên dại, không né tránh, đề phòng ai biết cơ sự gì sẽ diễn ra.
Cho nên chúng tôi đã căn dặn cô Quyết, chị em ruột thịt đã đành, nhưng cũng phải cảnh giác vì cậu điên dại có ý thức được đâu!”. Có mặt tại nhà Quyết, cô Nguyễn Thị Huệ- Hiệu trưởng Trường MN Vượng Lộc tỏ ra ái ngại:
“Dạy MN đang hợp đồng, trước đây lương chỉ vài chục ngàn. Hai năm nay lương hợp đồng hơn một triệu, có đỡ ra, nhưng một mình đã khó khăn, lại còn phải nuôi em bệnh tật. Khổ vật chất, có thể chịu đựng được, nhưng tinh thần lúc nào cũng căng thẳng, cũng như bị khủng bố. Tội nghiệp!”.
Mỗi lần tan lớp là Quyết nhanh chân về nhà, lo cơm nước cho em. “Vất vả còn hơn nuôi con mọn. Mỗi ngày 3 bữa. Không thể dùng bát đĩa vì cậu ném. Vỡ đã đành, nhưng nguy hiểm hơn là gây thương tích. Có hôm vớ được hòn gạch tự đập vào tay, vào đầu, máu chảy nhoe nhoét. Thành thử, tất cả đồ ăn, uống cho vào đồ nhựa mềm, dẻo, dùng một lần”.
Sơn hung hãn. Bạ gì xé nấy. Quần, áo, chăn, màn xé vụn tả tơi. Cho bì rải lên sàn, quấn bì cho khỏi lạnh. Xé sạch. Bức bối, hoảng loạn, thất thường, bạ gì xé nấy, cho nên hàng ngày lại phải mang bì vào để Sơn xé. Khốn khổ hơn.
Sơn tiểu tiện đều ở trong phòng . Có lần, đi vệ sinh rồi tay bốc, trát lên người hoặc vất vung vãi nên việc chăm sóc còn hơn cả con mọn. “Em chăm sóc mình cậu mà vất vả gấp trăm ngàn lớp học trò MN của em ngoài trường”. Quyết tâm sự.
Vì vậy, làm gì có giấc ngủ trưa. Có khi đang cầm bát cơm, nghe cậu hét lại đặt bát xuống. Nhưng ban đêm, nhất là những đêm động trời, cậu gầm, rú, đập phá kinh hồn lắm.
Ở đây ẩm thấp, nên đêm đến muỗi như vãi trấu. Cứ chập choạng, người phụ nữ này cũng đốt đống bổi, quạt vào phòng vừa xua muỗi, vừa xua đi mùi xú khí.
Gần 10.000 ngày đêm âm thầm, lặng lẽ , tận tụy mà người phụ nữ này tịnh không một tiếng kêu ca phàn nàn. Quyết gầy, xanh xao, già trước tuổi. Dĩ nhiên. “ Tôi sợ nhất là mình ốm nằm xuống thì ai chăm sóc, lo lắng cho cậu?!”. Thản nhiên Quyết buột miệng.
Có lẽ vì thế mà Quyết không được phép ốm chăng ? Lời giải bày sao nghe mà nhói lòng!
Lê Văn Vỵ (Trung tâm GDTX Hương Sơn, Hà Tĩnh)